Tập Đoàn Họ Nguyễn
HỆ THỐNG KẾT NỐI CÁC TRANG TIN CỦA HỌ NGUYỄN VIỆT NAM
  Trang tin này được lập ra với mục đích duy nhất là kênh kết nối với các trang chi tộc Nguyễn Việt Nam. Tìm hiểu lịch sử cội nguồn, ca ngợi những giá trị, công lao, tấm gương của anh linh tiên tổ, của các bậc tiền nhân từ đó tạo sự kết nối và hiểu biết thế sự về dòng họ Nguyễn cho hậu thế. Không mục đích chính trị, kinh doanh, vụ lợi. Với tất cả sự nhiệt tâm của ban quản trị... Trong quá trình xây dựng có thể còn sai sót , không phù hợp hoặc chưa đầy đủ, Ban quản trị rất mong bạn đọc thiện nguyện, nhiệt tình, đồng tâm góp ý, cung cấp các thông tin, bài viết, các tư liệu và địa chỉ của các trang chi tộc cùng chung sức với chúng tôi để bổ xung, chỉnh sửa cho trang kết nối của dòng họ Nguyễn được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn!   ..

THỦY TỔ HỌ NGUYỄN PHÚ Ở THÔN NGỌ - PHÚ XUYÊN , HÀ NỘI

Thứ bảy - 05/03/2016 15:56
Họ Nguyễn Phú hiện nay định cư tai đất thôn Ngọ, Chuyên Mỹ, Phú Xuyên, Hà Nội (Hà Tây cũ). Tương truyền một nhóm thợ sau khi xây dựng thành Thăng Long, được nhà Lý cấp phát đất lập nghiệp theo hướng tây nam thành Thăng Long (tính theo ḍòng nước chảy cách kinh thành 30 dặm).

    Theo phả ngôn cụ thuỷ tổ họ Nguyễn Phú có tên là cụ Trưởng Trước. Mà lúc đó những người trong trại Chuôn thường gọi (mồ mả để ở xứ đống tranh), nay thuộc trường cấp 1, 2 xă Chuyên Mỹ.

Cuối thời Lý sang đầu thời Trần xă hội thời đó có biến cố chính trị (Lý, Trần). Theo gia phả ḍòng họ Nguyễn Phú và người trong trại có kể: cháu nội cụ Trưởng Trước là cụ Nguyễn Phú Lương (sự kiện này trong ḍòng tộc họ Phú và người trong trại ghi nhớ cụ Nguyễn Phú Lương hàm ý lương thực hoặc là tên húy).

Cụ Lương là người trông coi kho lương thảo ở cửa phía tây nam thành Thăng Long, bên ḍòng Nhuệ giang (sông Nhuệ) thuộc phủ Hà Đông xưa. Khi nhà Trần tiếp quản kho lương cũng là lúc cụ cùng gia đình mang theo 6 người lính về quê lánh nạn. Xế chiều cụ cho thuyền lớn dạt vào trại chài nhỏ cất giấu lương thực (trại chài đó sau này có tên gọi là làng thuyền đình ở phía tây nam trại Chuôn - làng Chuôn). Sáng sớm ngày hôm sau, cụ được huynh trưởng trại Chuôn nhận và bảo lãnh (trưởng trại Chuôn là người em cùng họ của cụ Nguyễn Phú Lương). Sau khi sắp xếp cụ dâng tặng dân trong trại chiếc thuyền đình vì thời đó phương tiện giao thông chủ yếu là thuyền bè. Cụ Lương về trại Chuôn sinh sống với gia đình có 1 trai, 1 gái và những người cùng ḍòng họ.

Người cháu nội của cụ Lương tham gia đoàn tiếp lương thực trong trận Bạch Đằng giang và 2 người em họ cũng không thấy hồi âm.

            Trại Chuôn thời đó là cửa ngõ vựa lúa chiêm cho nên có tên là trại Ngọ (Ngọ môn có tên là cửa chính) ở đầu trại có miếu thờ thần hoàng (trên nóc có 4 chữ : “Sơn Thuỷ Nhai Linh” có nghĩa là bến nước linh thiêng).

Sau ít ngày người em họ làm huynh trưởng tiến cử lên tri phủ  Phú Xuân (Phú Xuyên) ông cụ Hai Võ (hoặc Nguyễn Phú Võ) có tài thiết kế kho lương thực theo hướng bắc nam. Kho có 3 cửa để xuất nhập sau mấy năm.

Người con cả của cụ Hai Võ có tài thiết kế kho lương. Tri phủ tiến cử đi lên Thăng Long sau 1, 2 năm cụ theo đoàn quân nhà Trần nam trinh phạt giặc Chiêm Thành và cũng không thấy ông này hồi âm về quê.

Đến thời nhà Lê một nhánh do hào trưởng họ Nguyễn Phú theo ḍòng người làng Nhị Khê (Thường Tín ngày nay) theo vào Thanh Hóa để phò giúp cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Đến đời vua Lê Hồng Đức nối ngôi, mùa màng lúa gạo bội thu có tổ chức đại lễ ở kinh thành, ấp Chuôn có lên kinh thành tham gia lễ hội 3 ngày và bị thất lạc 1 trai, 1 gái khoảng 5-7 tuổi, dòng họ Phú có tìm 3 ngày ở khu vực lễ hội nhưng không thấy. Triều Lê từ ấy có thay đổi địa danh cả nước trạ Chuôn từ đó được đổi thành tên là (ấp Chuôn Ngọ).

Khi vua Quang Trung tiến quân ra bắc có dừng lại ở Phú Xuân một đêm, khi đó dòng họ Phú ở  ấp Chuôn Ngọ có ra tiếp lương thực cho quân đội của vua Quang Trung.

Trưởng ấp Chuôn Ngọ là người họ Phú có gặp một ông Thơ lại (Thơ ký). Sau đó khoảng 1 năm, ông Thơ ký có về ấp Chuôn và giúp đỡ ông trưởng ấp lên chức Bá hộ. Cụ bá hộ tên là Nguyễn Phú Công, còn cụ Thơ lại thì không biết tên húy (vì thời đó thường giấu mật danh) ít năm sau cụ Nguyễn Phú Công có lên Tràng An (Thăng Long) gặp cụ Thơ lại và sau đó thì mất liên lạc.

Sau đó ít năm, đến thời vua Gia Long có cụ Nguyễn Phú Thành tìm về ấp  Chuôn Ngọ xưng danh là con của cụ Thơ lại, cụ Thành mua 14 mẫu đất trồng lúa và giúp dòng họ Phú mà trong cuốn địa bạ Gia Long có ghi chép (tài liệu quốc gia). Cụ Thành ở ấp Chuôn Ngọ ở 2 hoặc 3 tháng rồi lại lên kinh thành (cụ Thành lúc đó có tên gọi là Ông Hai).  

Không rõ năm nào thời vua Minh Mạng có hai cụ Nguyễn Phú Tám và Nguyễn Phú Thập có vào Huế tham gia xây dưng lăng mộ Minh Mạng cho đến nay không có liên lạc với hai cụ này.

            Cụ Nguyễn Phú Công có 2 người con là:

                                    Ông Nguyễn Phú Cả - Ông Nguyễn Phú Hai

Khoảng 1 năm sau cụ Nguyễn Phú Thành có đi bằng thuyền về thăm ấp Chuôn Ngọ và có kể câu chuyện nhà nước thời bấy giờ có xây dựng đền Ngọc Sơn ở trước đền có 1 công tŕnh tên gọi là Tháp Nghênh Thiên (cụ có tên là ông hai đốc giám) ông giám sát việc trùng tu Quốc Tử Giám ngày ấy.

Lần đó cụ có trở về quê 22 viên đá cổ bồng, đá này có xuất xứ tại mỏ đá Đông Triều và dặn 2 người em họ chuẩn bị xây dựng nhà thờ tổ. Trước đêm cụ lên đường cụ có cho 1 hũ tiền tương ứng 100 quan, hũ gốm này có in hoa văn thuộc hàng quốc khố bình gốm có men thuộc dòng men Chu Đậu. Cụ dặn 2 người em phải sắp xếp gia đình căn cơ để chăm nom mồ mả tổ tiên, và có dặn dòng tộc họ Phú lên lấy 2 chữ Phú An để làm tộc hiệu, sáng hôm sau cụ lên đường ra đi và mang theo 1 người cháu họ có tên là Nguyễn Phú Hai nói là cho lên kinh thành học. Sau mấy tháng xảy ra thay đổi tiền tệ do tiền Gia Long và tiền Minh Mạng. Từ đó việc xây dựng nhà thờ họ Nguyễn Phú  không thành.

Cụ Nguyễn Phú Cả ở nhà sanh được 2 người con là:

Ông Nguyễn Phú Căn - Ông Nguyễn Phú Bản

Cụ Nguyễn Phú Hai sanh được người con trai đặt tên là ông Nguyễn Phú Nông (thời đó lương thực là quốc khố).

Đến năm vua Minh Mạng thứ 4, ấp Chuôn Ngọ mất mùa 9 năm liền do vỡ đê Chèm (trong lịch sử quốc gia còn lưu giữ sự kiện này) rồi từ đó mất liên lạc với cụ Nguyễn Phú Thành.

Thời vua Tự Đức xây dựng Vạn Niên Cơ (Lăng mộ Tự Đức) họ Nguyễn Phú có mấy cụ phải đi phu dịch, năm đó nước lụt lớn nên gia phả chi họ Phú này bị thất lạc.

Ơ ấp Chuôn cụ Nguyễn Phú Căn có sanh 3 người con là:

1.      ông Nguyễn Phú Nguyện

2.      ông Nguyễn Phú Tháp

3.      ông Nguyễn Phú Bút

Ý tưởng đặt tên này theo người anh họ là cụ Nguyễn Phú Thành đặt tên con nguyện là Tháp Nghênh Thiêng (vì vậy mà có tên là “Nguyện Tháp Bút”).

Ông Nguyễn Phú Nguyện và ông Nguyễn Phú Tháp mất sớm khoảng 30 đến 35 tuổi (ông Nguyễn Phú Nguyện có người con thứ 6 (ông Sáu) vào nam mất liên lạc).

            Ông Nguyễn Phú Bút sinh khoảng năm 1878. Năm 17 tuổi cụ theo nghề cẩn xà cừ  và làm bộ tráp tròn khay vuông. Sau khi hoàn thành, cụ cất công vào phủ ông thiếu Vân Đình để bán món đồ khảm. Vì lý do cụ nghe thấy thông tin ông thơ lại ở phủ Vân Đ́nh là người họ Nguyễn Phú. Sau khi bán hàng xong, hai ông có ra chợ Đình ông thơ lại có tặng ông Nguyễn Phú Bút 1 bát hương bảo ông mang về để thờ tổ, bát hương có đường kính 30cm cao 28cm men sứ, được khẳng định là hàng gốm sứ ông Thiếu Hà Đông và 1 bộ văn phong tứ bảo. Hai năm sau, cụ Bút có gặp cụ Thành ở Hà Nội 1 lần và có hẹn sẽ về ấp Chuôn Ngọ (ấp Chuôn Ngọ là tên gọi địa danh các đời trước được đổi tên là Chuyên Mỹ thuộc thôn Ngọ tổng thịnh đức thượng). Sau đó, thời vua Tự Đức hai ông mất liên lạc vì sự cố chính trị tôn giáo.

            Năm 1955, Nhà nước tiến hành cải cách ruộng đất và ông Nguyễn Phú Bút bị quy lại địa chủ, từ đó con cháu dòng họ Nguyễn Phú mất liên lạc với các chi họ Nguyễn Phú khác.

22 viên đá cổ bồng và bát phù hương cỡ đại hiện còn lưu giữ cùng 1 cặp câu đối có chữ:

                        “Đường thượng dư hương truyền thế ấm

                        Gia trung thắng cảnh nhã phong quang”

Cặp câu đối này làm bằng thân cây cau, chữ viết theo lối Lan đình điều này nói lên người họ Phú có tŕnh độ Hán Nôm.

Mảnh đất của hậu duệ họ Nguyễn Phú ngày nay là gò đất cao nhất trong thôn. Điều này nói lên các bậc hiền nhân dòng họ Phú có địa vị hoặc là bá hộ thuộc hàng giàu có. Khi khai quật để xây dựng có tìm thấy 1 chiếc thạp đồng và nhiều mảnh gốm có niên đại liên quan đến các đời vua của Việt Nam, những vật chứng này do giáo sư Trần Lâm Biền và nhà sử học Dương Trung Quốc đă thẩm định.

            Hũ tiền có in hoa văn quốc khố hiện đang được hậu duệ đời thứ 3 của cụ Bút lưu giữ tại số nhà 681 Hương Lộ 2, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp.HCM.

Hiện nay dòng họ Nguyễn Phú Bắc - Nam hợp nhất có ý tưởng thiết kế “Mộc chi Linh vị” và xây dựng nhà thờ họ ở thôn Ngọ, xă Chuyên Mỹ, Phú Xuyên, Hà Nội. Vậy kính mong qúy vị có liên quan tới dòng họ Nguyễn Phú hoặc họ Phú trong cả nước góp ý để ḍòng họ chúng tôi thiết kế và xây dựng cho đúng với ḍòng con cháu họ Phú.

 
Xin trân trọng cảm ơn và liên hệ:   
- Nguyễn Phú Huynh
ĐC: Số 681 Hương Lộ 2, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp.HCM 
SĐT: 0903988558

- Nguyễn Phú Canh - Báo Đầu tư
ĐC: 47 Quán Thánh – Ba Đ́nh - Hà Nội 
ĐT:0989631630


- Nguyễn Phú Tuấn
Trưởng tộc họ Nguyễn Phú
ĐC: Thôn Ngọ, xă Chuyên Mỹ, Phú Xuyên, Hà Nội
SĐT: 0976077996

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay26,841
  • Tháng hiện tại37,072
  • Tổng lượt truy cập33,004,045
Banner trai
Banner phai
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây