Trang tin này được lập ra với mục đích duy nhất là kênh kết nối với các trang chi tộc Nguyễn Việt Nam. Tìm hiểu lịch sử cội nguồn, ca ngợi những giá trị, công lao, tấm gương của anh linh tiên tổ, của các bậc tiền nhân từ đó tạo sự kết nối và hiểu biết thế sự về dòng họ Nguyễn cho hậu thế. Không mục đích chính trị, kinh doanh, vụ lợi. Với tất cả sự nhiệt tâm của ban quản trị... Trong quá trình xây dựng có thể còn sai sót , không phù hợp hoặc chưa đầy đủ, Ban quản trị rất mong bạn đọc thiện nguyện, nhiệt tình, đồng tâm góp ý, cung cấp các thông tin, bài viết, các tư liệu và địa chỉ của các trang chi tộc cùng chung sức với chúng tôi để bổ xung, chỉnh sửa cho trang kết nối của dòng họ Nguyễn được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn! | .. |
Huyền thoại gia đình khoa bảng của cố giáo sư Nguyễn Lân
Hiếm gia đình nào có đến 8 người con đều là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ như gia đình cố Giáo sư - nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân (1906-2003). Người đi trước dìu dắt người đi sau, họ đã xây đắp nên hình mẫu một đại gia đình hiếu học, tài hoa, chuẩn mực.
Cố Giáo sư Nguyễn Lân là giáo sư, nhà giáo nhân dân, nhà biên soạn từ điển, học giả nổi tiếng của Việt Nam. Ông cống hiến trọn đời cho nền giáo dục, được xem là người có công lớn trong việc xây dựng bộ môn và khoa tâm lí học, giáo dục học của hệ thống các trường Sư phạm ở Việt Nam.
Cố giáo sư Nguyễn Lân và vợ - bà Nguyễn Thị Tề
Vốn là một cậu bé nhà nghèo, được người anh họ nuôi ăn học, song Giáo sư Nguyễn Lân lại có một người vợ hiền, đẹp, là con gái nhà đại điền chủ Nguyễn Hữu Tiệp.
Bảy con trai của cố Giáo sư Nguyễn Lân (từ trái qua): Nguyễn Lân Tuất, Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Lân Cường, Nguyễn Lân Hùng, Nguyễn Lân Tráng, Nguyễn Lân Việt, Nguyễn Lân Trung (Ông Nguyễn Lân Tuất và người con thứ hai - bà Nguyễn Tề Chỉnh - đã mất). Ảnh: CƯỜNG NGUYỄN
Lão doanh nhân Đỗ Thế Sử và đại gia đình "hổ phụ sinh hổ tử"
Cụ Đỗ Thế Sử là một doanh nhân kỳ cựu của Việt Nam. 38 tuổi, đang là Tổng biên tập báo Sơn Tây, cụ xin nghỉ để làm kinh doanh. 62 tuổi, cụ nghỉ hưu nhưng vẫn tổ chức sản xuất hàng may mặc sang Tiệp Khắc. 73 tuổi, cụ thành lập Công ty May mặc Gamexco và điều hành cho đến bây giở.
Năm 2012, ở tuổi 90, cụ vừa được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự phát triển doanh nghiệp” . Hổ phụ sinh hổ tử, cụ Đỗ Thế Sử có 11 người con và ai cũng giỏi giang, thành đạt. Dường như, gia đình của cụ có "gen" đại gia.
Cụ Đỗ Thế Sử - doanh nhân kỳ cựu của Việt Nam.
Cụ Sử có bảy người con trai, ai cũng thành đạt:
- Người con trai cả là Đại tá, Kỹ sư Đỗ Thái Tùng đã nghỉ hưu nhưng vẫn đang làm việc cho một công ty lớn ở Hà Nội.
- Thầy thuốc nhân dân Đỗ Tất Cường, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Quân đội 103, hiện là viện trưởng Viện nghiên cứu bệnh viện Vimec.
- Ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Tiên Phong.
- Ông Đỗ Quốc Bình, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội
- Ông Đỗ Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cơ nhiệt lạnh FTD.
- Ông Đỗ Anh Tú, Tổng giám đốc Công ty Diana
- Người con trai thứ bảy là Đỗ Khôi Nguyên, tốt nghiệp Tiến sĩ Luật ở Mỹ, hiện đang làm cho một công ty của Mỹ ở Hà Nội.
Thầy thuốc nhân dân Đỗ Tất Cường - nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Quân đội 103.
Ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji.
Ông Đỗ Anh Tú - Tổng giám đốc Công ty Diana.
Các con gái của ông cũng thành đạt với nghiệp kinh doanh như chị Đỗ Kim Dung, Giám đốc Công ty sản xuất ống nhựa cho các công ty sữa, chị Đỗ Xuân Mai và chồng là điều hành Công ty Green Global...
Đại gia đình lão doanh nhân Đỗ Thế Sử.
Từ kinh nghiệm đời mình, cụ Đỗ Thế Sử chia sẻ rằng, muốn các con thành đạt thì người cha phải là tấm gương sáng cho con học tập về tri thức, nhân cách; người cha phải là người biết khả năng của con mình đến đâu để có định hướng đúng.
Cụ Đỗ Thế Sử hiện đã có 34 cháu nội ngoại và 15 chắt. Các cháu lớn của cụ khi học hết phổ thông đều học đại học và sau đại học ở nước ngoài, nay đều làm lãnh đạo hoặc làm việc ở các công ty lớn trong và ngoài nước.
Giáo sư Tôn Thất Tùng (tóc bạc) cùng các con và vợ chụp ảnh cùng gia đình Giáo sư Bùi Duy Tâm. Từ trái qua: Tôn Thất Bách, Bùi Duy Linh, Bùi Duy Việt Hà, Tôn Thất Tùng, Bà Bùi Duy Tâm (Đỗ Thị Việt Hương), Bà Tôn Thất Tùng (Vi Nguyệt Hồ), Tôn Nữ Ngọc Trân, Bùi Duy Thiện, Bùi Duy Việt Hồng, Tôn Nữ Hồng Tâm
Năm 1944, ông kết hôn cùng bà Vi Thị Nguyệt Hồ. Bà từng được xem là một hoa khôi Hà Thành và là cháu nội của Tổng đốc Hà Đông Vi Văn Định. Ông bà có với nhau 3 người con, đều theo ngành y, đó là Tôn Nữ Ngọc Trân, Tôn Nữ Hồng Tâm và người nổi tiếng nhất là cố Phó Giáo sư - Viện sĩ, Bác sĩ Tôn Thất Bách (1946-2004), nguyên Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội.
Ông Tôn Thất Bách là nhà y khoa nổi tiếng Việt Nam, chuyên gia đầu ngành về tim mạch của Việt Nam và thế giới. Ông từng giữ các chức vụ Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức, Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội.
Gia đình của cố giáo sư bác sĩ Tôn Thất Tùng có thể xem là dòng họ y đức, ghi danh vào lịch sử y học của Việt Nam và cả thế giới.
Nguồn tin: afamily.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn