Tập Đoàn Họ Nguyễn
HỆ THỐNG KẾT NỐI CÁC TRANG TIN CỦA HỌ NGUYỄN VIỆT NAM
  Trang tin này được lập ra với mục đích duy nhất là kênh kết nối với các trang chi tộc Nguyễn Việt Nam. Tìm hiểu lịch sử cội nguồn, ca ngợi những giá trị, công lao, tấm gương của anh linh tiên tổ, của các bậc tiền nhân từ đó tạo sự kết nối và hiểu biết thế sự về dòng họ Nguyễn cho hậu thế. Không mục đích chính trị, kinh doanh, vụ lợi. Với tất cả sự nhiệt tâm của ban quản trị... Trong quá trình xây dựng có thể còn sai sót , không phù hợp hoặc chưa đầy đủ, Ban quản trị rất mong bạn đọc thiện nguyện, nhiệt tình, đồng tâm góp ý, cung cấp các thông tin, bài viết, các tư liệu và địa chỉ của các trang chi tộc cùng chung sức với chúng tôi để bổ xung, chỉnh sửa cho trang kết nối của dòng họ Nguyễn được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn!   ..

TIỀN QUÂN NGUYỄN VĂN THÀNH VĂN VÕ SONG TOÀN VỚI DẤU ẤN KHUÊ VĂN CÁC VÀ CỘT CỜ HÀ NỘI

Thứ ba - 29/03/2016 21:33
Nguyễn Văn Thành (chữ Hán: 阮文誠; 1758 – 1817) là một trong những vị khai quốc công thần của triều Nguyễn đồng thời là một trong những người có công lớn nhất trong việc đưa Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi, trởthành vị vua đầu tiên (vua Gia Long) của triều Nguyễn - triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam (1802-1945).
Nguyễn Văn Thành sinh ngày 13 tháng 11âm lịch năm Mậu Dần (1758). Tiên tổ của ông người xứThuận Hóa, phủ Triệu Phong, huyện Quảng Điền, tổng Phú Ốc, xã Bác Vọng. Tằng tổ là Nguyễn Văn Toán dời vào Gia Định. Tổ là Nguyễn Văn Tính lại dời đến ở Bình Hòa. Cha ông là Nguyễn Văn Hiền lại dời vào Gia Định. Sử cũ ghi: "Nguyễn Văn Thành trạng mạo đẹp đẽ, tính trầm nghị, thích đọc sách, tài võ nghệ".
Năm Bính Ngọ1786, ông cùng Lê Văn Quân giúp quân Xiêm đánh tan quân Miến Điện ở Sài Nặc (trên đất Xiêm), vua Xiêm thán phục trở về đem vàng, lụa đến tạ, lại ngỏ ý một lần nữa giúp quân cho Nguyễn Ánh thu phục Gia Định. Nguyễn Ánh triệu chư tướng hội bàn, ông tâu rằng: "Vua Thiếu Khang chỉ một lữ còn dựng được cơ đồ nhà Hạ. Ta nuôi sức mạnh mà thừa chỗ sơ hở thì việc có thể làm được, lính Xiêm tàn ngược, không nên nhờ họ giúp, nếu nhờ binh lực họ mà thành công lại có sự lo sau, không bằng cứ yên tĩnh để chờ cơ hội là hơn". Vua cho là phải, nên việc ấy bèn thôi.
Năm Đinh Mùi1787, vào mùa thu, Đại Nam Liệt Truyện ghi: "...trận đánh ở Mỹ Tho, quân Nguyễn thất lợi. Hoặc có người bảo Thành về ẩn quê nhà, để đợi thời cơ. Thành nói rằng: 'Nghĩa cả vua tôi sống chết vẫn theo đi, sự thành bại nhờ trời, ta đoán trước sao được, và nhân bị quở mà đi, nhân thua mà trốn là phản phúc, tiền nhân ta không làm thế.'"

Năm Tân Dậu1801, ông lãnh ấn Khâm Sai Chưởng Tiền Quân, Bình Tây Đại Tướng Quân, tước Quận Công.

Ông là người "biết chữ, hiểu nghĩa sách, biết đại thể, ở trong chư tướng, vua trọng Thành hơn cả, không cứ việc lớn việc nhỏ đều hỏi để quyết đoán. Mỗi khi ông đến chầu vua cho ngồi thong dong hỏi han, ông cũng đem hết sức hiểu biết tiềm tàng, tình hình ngoài biên, sự đau khổ của dân, kế hoạch nhà nước, mưu kế việc binh, biết điều gì là nói hết, cũng nhiều bổ ích".
Về tài cầm binh, Tiền quân Nguyễn Văn Thành là vị tướng "phân tích kỹ lưỡng, đâu là điểm mạnh, đâu là thế yếu, rồi mới quyết đoán, lúc tiến, khi lui nhằm giảm thiểu hao tổn tướng sĩ”.
Năm Nhâm Tuất1802, vua Gia Long nghĩ Bắc Hà mới bình định, dân vật đổi mới, cố đô Thăng Long lại là trung tâm của Bắc thành với nghìn năm văn hiến đồng thời cũng là nơi đã từng chứng kiến bao cuộc thăng trầm của lịch sử dân tộc, nên được trọng thần để trấn thủ bèn phong cho ông làm Tổng trấn Bắc thành, còn vua trở về kinh đô Phú Xuân (tức Huế ngày nay). Ban cho sắc ấn trong ngoài mười một trấn đều thuộc vào cả, các việc truất nhắc quan lại, xử quyết việc án, đều được tiện nghi làm việc, sau mấy năm mà đất Bắc Hà được yên trị.
Là một võ tướng, Nguyễn Văn Thành lại là người rất coi trọng việc học hành thi cử, Giáp Tý1804, ông tâu:"Hiện nay thánh thượng lưu ý đào tạo nhân tài, chia đặt đốc học, rèn đúc học trò, để cống hiến cho đất nước. Đó thực là cơ hội lớn để sửa đổi phong tục tác thành nhân tài. Nhưng sự dạy dỗ mới bắt đầu thì văn khoa cử nên có kiểu mẫu để làm khuôn phép cho học trò. Vậy xin chuẩn định học quy, khiến cho người dạy lấy đó mà dạy học trò và học trò lấy đó làm chuyên nghiệp để cho giảng dạy khảo khóa lấy đó mà theo". Vua liền chuẩn lời tâu.

Cũng trong năm Giáp Tý1804 ông đã nỗ lực thống nhất các đồ cân, đo, lường ở các trấn Bắc Thành. Đồng thời ông còn cho đúc thước đạc điển được dùng từ Quảng Bình trở vào Nam và thước Kinh được dùng từ Nghệ An trở ra Bắc.
Tháng 12 năm Đinh Mão1807, Tiền quân Thành cho khắc sách Đại học diễn nghĩa.
Năm Kỷ Tị1809, gặp Bắc Thành dân đói, ông dâng sớ tâu: "Nước lấy dân làm gốc, dân lấy ăn làm đầu. Sau khi các trấn bị thiên tai, nhân dân ngày càng đói lắm, xin bàn cách phát chẩn và cho vay để đỡ túng ngặt cho dân". Vua đều nghe theo.
Xây dựng lại thành Thăng Long
Mùa hạ năm Giáp Tý, 1804, Tiền Quân Nguyễn Văn Thành đứng ra trông coi việc xây dựng lại thành Thăng Long. Công trình này hoàn tất vào mùa thu năm Ất Sửu 1805.
Một số nét chính của thành mới:
 
- Trong Hoàng Thành, lấy cửa Đoan Môn Điện Kính Thiên làm chuẩn, phía trước dựng cột cờ gọi là kỳ đài cao một trăm thước ta, lấy đó làm hiệu lệnh trong quân.
Kỳ đài thành Thăng Long-nay là cột cờ Hà Nội (ảnh google.com.vn)
-  Ngoài thành mở bảy cửa, trên có lầu đều có trụ đồng, dẫn sông Tô Lịch làm hào thành, trên hào lấy gạch nung làm cầu
-  Kiềng thành khuất khúc như hoa bát giác hồi hương, nền thành rộng bảy trượng, mặt thành hai trượng trong có năm bậc phía trên là tường nhỏ thấp, có lỗ châu mai.
-  Gỗ, đá bào trơn như mài, các doanh, vệ ngang dọc như bàn cờ, đặt ngôi chợ lớn ở cửa chính đông (chợ Đồng Xuân ngày nay), phân chia quán xá, đường đi thật vuông, thẳng.
Ngoài cùng đắp đất, trồng tre làm lũy, tùy chỗ mà đặt của ô, trên có lầu gác súng.
Bài minh trên bia đá thành Thăng Long có viết:
Kiểu đất bụng rồng, hình thể nhất đây.
Tản Viên là cột, sông Nhị là đai.
Trải đời dấy nghiệp, chọn nơi rộng rãi.
Văn vật biến thiên, non sông chẳng đổi.
 
Năm 1805, Tiền Quân Nguyễn Văn Thành cho xây dựng Khuê Văn Các tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám Hà Nội
Lịch sử Khuê Văn Các (ảnh http://vi.wikipedia.org)
Trong bức ảnh lịch sử Khuê Văn Các có ghi rõ:
Tháng 6, năm Ất Mùi niên hiệu Gia Long thứ 4 (1805) Quận công Nguyễn Văn Thành dựng Khuê Văn Các bên cạnh giếng vuông, trước sân Văn Miếu.
Trần Bá Lãm có thơ ca ngợi:
Mấy lớp cung tường sừng sững cổ kim
Bốn mùa hoa cỏ sum xuê tươi tốt
Thánh triều gây dựng qui mô lớn
 
Lâu dài mãi với núi Nùng cao, sông Nhị sâu
Khuê Văn Các (ảnh www.google.com.vn)Khuê Văn Các (ảnh www.google.com.vn)
Khuê Văn Các có kiến trúc dạng cổ lầu, gồm bốn trụ gạch vuông có hoa văn, tầng gác bên trên là những kết cấu bằng gỗ, bốn góc có hàng lan can, mái ngói được nâng bởi những giá gỗ đơn giản, vững chắc mà thanh thoát, mái mỗi bề xếp thành hai lớp tạo cho gác là một đài tháp tám mái, bốn mặt gác đều có cửa sổ hình tròn với kích thước hài hòa, cân xứng, tỏa ra những tia sáng, tia sáng sao khuê chiếu lên bề mặt địa cầu mà giếng vuông Thiên Quang là biểu tượng, hai bên phải, trái của gác Khuê Văn là hai cổng nhỏ Súc Văn và Bí Văn (văn hàm súc và văn sáng đẹp).
Các câu đối trước, sau và các chữ trong phần chính cũng như toàn bộ hình tượng của kiến trúc mang ý nghĩa và vẻ đẹp của sao Khuê, ngôi sao chủ của văn học theo quan niệm xưa.
(Nguồn: Lịch sử họ NGuyễn Việt Nam; http://vi.wikipedia.org/)

Nguồn tin: http://nguyenvan.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay64,339
  • Tháng hiện tại194,461
  • Tổng lượt truy cập25,257,833
Banner trai
Banner phai
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây