Tập Đoàn Họ Nguyễn
HỆ THỐNG KẾT NỐI CÁC TRANG TIN CỦA HỌ NGUYỄN VIỆT NAM
  Trang tin này được lập ra với mục đích duy nhất là kênh kết nối với các trang chi tộc Nguyễn Việt Nam. Tìm hiểu lịch sử cội nguồn, ca ngợi những giá trị, công lao, tấm gương của anh linh tiên tổ, của các bậc tiền nhân từ đó tạo sự kết nối và hiểu biết thế sự về dòng họ Nguyễn cho hậu thế. Không mục đích chính trị, kinh doanh, vụ lợi. Với tất cả sự nhiệt tâm của ban quản trị... Trong quá trình xây dựng có thể còn sai sót , không phù hợp hoặc chưa đầy đủ, Ban quản trị rất mong bạn đọc thiện nguyện, nhiệt tình, đồng tâm góp ý, cung cấp các thông tin, bài viết, các tư liệu và địa chỉ của các trang chi tộc cùng chung sức với chúng tôi để bổ xung, chỉnh sửa cho trang kết nối của dòng họ Nguyễn được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn!   ..

ĐỊNH QUỐC CÔNG NGUYỄN BẶC - TỂ TƯỚNG ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Thứ hai - 28/03/2016 20:40
Do có nhiều công lao to lớn, khi mất Nguyễn Bặc được nhân dân lập đền thờ ở nhiều nơi. Là vị tể tướng đầu tiên trong lịch sử nước ta, Nguyễn Bặc đã giúp vua Đinh Tiên Hoàng trong việc dựng chính quyền, lập triều nghi, chấn hưng kinh tế, củng cố nền độc lập.
Nhường chức đệ nhất công thần 

Nguyễn Bặc là con của Nguyễn Thước, một nha tướng của Dương Đình Nghệ. Ông sinh năm Giáp Thân (924) ở Sách Bông, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay là xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Nguyễn Bặc cùng tuổi, cùng quê với Đinh Bộ Lĩnh. Thuở nhỏ cùng nhau tập trận cờ lau, lớn lên lại kết nghĩa anh em với nhau.
Năm Đinh Hợi (951), Đinh Bộ Lĩnh dấy nghĩa ở đội Linh Sơn, động Hoa Lư để dẹp 12 sứ quân, quy giang sơn về một mối. Nguyễn Bặc đã tham gia khởi nghĩa và là vị tướng tài ba của Đinh Bộ Lĩnh. Ông chỉ huy các trận đánh buộc Phạm Bạch Hổ (Phạm Phòng Át) ở Đằng Châu (Hải Dương), Ngô Nhật Khánh ở Đường Lâm (Sơn Tây) và Ngô Dương Xí ở Bình Kiều (Thanh Hoá) phải quy thuận. 

Trận đánh sứ quân Nguyễn Siêu ở Tây Phù Liệt (xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội ngày nay) là một trận đánh lớn. Đinh Bộ Lĩnh cử các tướng Nguyễn Bồ, Nguyễn Phục, Cao Sơn, Đinh Thiết đi đánh dẹp Nguyễn Siêu, cả bốn tướng đều hy sinh anh dũng trong chiến trận. Đinh Bộ Lĩnh thân chinh đem quân đi đánh, cử đại tướng Nguyễn Bặc làm tiên phong đánh tan đội quân của Nguyễn Siêu vào trung tuần tháng bảy năm Đinh Mão (967).
Trong trận đánh sứ quân Đỗ Cảnh Thạc, Nguyễn Bặc chỉ huy cánh quân đánh vào thành Trại Quyền (Quốc Oai).
Năm Mậu Thìn (968), sau khi dẹp xong 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, phong cho Nguyễn Bặc làm đệ nhất công thần. Ông đã xin nhường chức ấy cho Đinh Điền là người cùng họ với vua và xin đứng thứ hai trong "tứ trụ triều đình" (đó là các vị Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú và Lưu Cơ).
Tượng thờ Nguyễn Bặc. 

Vị tể tướng đầu tiên của nước ta
Năm Tân Mùi (971) Nguyễn Bặc được Đinh Tiên Hoàng phong là Khai quốc công thần, Phụ quốc, Thừa tướng, Thái tể, Định quốc công, tức là vị tể tướng đầu tiên trong lịch sử nước ta. Nguyễn Bặc đã giúp vua Đinh Tiên Hoàng trong việc dựng chính quyền tập trung, thống nhất, lập triều nghi, xây cung điện, chấn hưng kinh tế, đắp thành quách, đào hào, củng cố nền độc lập, sẵn sàng chống lại sự xâm lược của quan quân nhà Tống.
Sau khi Đinh Tiên Hoàng mất, Nguyễn Bặc cùng Đinh Điền làm phụ chính cho Đinh Phế Đế. Trước cảnh Thập đạo tướng quân Lê Hoàn chuyên quyền, ông đã cùng Đinh Điền, Phạm Hạp khởi binh đánh Lê Hoàn, nhưng bị thua. Nguyễn Bặc bị bắt và bị giết hại khi 56 tuổi.
Do có nhiều công lao to lớn với nhà Đinh và với đất nước, khi mất Nguyễn Bặc được nhân dân lập đền thờ ở nhiều nơi (có tới 35 nơi lập đền thờ). Nơi có đền thờ vua Đinh đều thờ cả Nguyễn Bặc và Đinh Điền. Ở Hoa Lư ngoài đền thờ vua Đinh còn có một đền thờ riêng Nguyễn Bặc. Tại đình Ba Dân có đôi câu đối ca ngợi công đức Thành hoàng Định Quốc công Nguyễn Bặc như sau: "Duy nhất tâm ái quốc trung quân, chính thống phù Đinh khai đế Việt/Xướng vạn thế danh thần nghĩa sĩ, uy thanh bình sứ lãm thiên Nam" (Duy có một lòng yêu nước trung vua, chính thống phò vua Đinh, mở ra nước Việt/Lừng vạn thế danh thân nghĩa sĩ, uy danh dẹp sứ tướng, lẫm liệt trời Nam).
Đình Ba Dân thuộc xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội đã được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử ngày 25/1/1994.



 

Nguồn tin: http://kienthuc.net.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay82,168
  • Tháng hiện tại1,603,007
  • Tổng lượt truy cập31,553,439
Banner trai
Banner phai
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây