Tập Đoàn Họ Nguyễn
HỆ THỐNG KẾT NỐI CÁC TRANG TIN CỦA HỌ NGUYỄN VIỆT NAM
  Trang tin này được lập ra với mục đích duy nhất là kênh kết nối với các trang chi tộc Nguyễn Việt Nam. Tìm hiểu lịch sử cội nguồn, ca ngợi những giá trị, công lao, tấm gương của anh linh tiên tổ, của các bậc tiền nhân từ đó tạo sự kết nối và hiểu biết thế sự về dòng họ Nguyễn cho hậu thế. Không mục đích chính trị, kinh doanh, vụ lợi. Với tất cả sự nhiệt tâm của ban quản trị... Trong quá trình xây dựng có thể còn sai sót , không phù hợp hoặc chưa đầy đủ, Ban quản trị rất mong bạn đọc thiện nguyện, nhiệt tình, đồng tâm góp ý, cung cấp các thông tin, bài viết, các tư liệu và địa chỉ của các trang chi tộc cùng chung sức với chúng tôi để bổ xung, chỉnh sửa cho trang kết nối của dòng họ Nguyễn được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn!   ..

GS. NGUYỄN TÀI CẨN: DẤU ẤN TÀI NĂNG VÀ NHÂN CÁCH

Thứ năm - 24/03/2016 00:09
Sáng 26-3-2011, hàng trăm người đã đến ngồi chật khán phòng Viện Từ điển học & Bách khoa thư Việt Nam để theo dõi buổi tọa đàm khoa học đặc biệt: Tưởng nhớ GS TS NGND Nguyễn Tài Cẩn.
Buổi tọa đàm xuất phát từ ý tưởng và nguyện vọng của nhiều thế hệ học trò của GS. Nguyễn Tài Cẩn. Tham gia tọa đàm có 25 báo cáo, tham luận, ý kiến
GS. Nguyễn Tài Cẩn là nhà Việt ngữ học xuất chúng có công “soi đường, mở lối” để phát triển ngành ngôn ngữ học Việt Nam hơn nửa thế kỉ qua. Ông mất ngày 25-2-2011 tại Liên bang Nga và theo dự kiến, ngày 10/4/2011, tro cốt thi hài ông sẽ đưa về Việt Nam để an táng tại quê nhà - Thanh Chương, Nghệ An.

Theo GS. Nguyễn Tài Cẩn, là một khoa học thực chứng, ngôn ngữ học “phải đi từ tư liệu để sáng tỏ các vấn đề lí luận”, nếu không sẽ “nói chay, nói liều”. Chính từ cơ sở bản thể “tiếng một” của tiếng Việt mà ông đề xuất khái niệm “hình tiết” (âm tiết tiếng Việt trùng với hình vị). Quan niệm này góp phần làm thay đổi hướng đi của Việt ngữ học (trong phân tích cấu trúc ngữ pháp - kết hợp từ, đoản ngữ, câu... - trên bình diện hình thái học) mà bao nhiêu năm bị ám ảnh bởi tư tưởng “dĩ Âu vi trung” (lấy châu Âu làm trung tâm). Phát hiện quan trọng đó đã “làm lệch cán cân” Việt ngữ học và sau này đã được GS. Cao Xuân Hạo đánh giá rất cao, coi như một “bảo bối” cho những ai đi vào nghiên cứu tiếng Việt.
Tại tọa đàm, có rất nhiều ý kiến nhắc lại một chặng đường phấn đấu gian nan, vô cùng vất vả của GS. Nguyễn Tài Cẩn những năm bao cấp, luôn đến trường bằng “mũ lá, áo bạt, xe đạp cà tàng”. Bên cạnh thầy là cô Nona Stankevich - người bạn đời đến từ nước Nga xa xôi - mà phong cách giản dị còn “ta hơn cả ta”. Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ - người anh em cùng dòng họ - đánh giá “anh Cẩn biết rõ mình nên làm gì với khả năng, sở trường của mình và đã thành công”.
Hiện diện cùng tọa đàm là đông đảo anh em trong gia đình GS Nguyễn Tài Cẩn, trong đó có chị Nguyễn Thị Nam Hoa - con gái GS. Chị đã vô cùng cảm động nhận từ hội thảo tấm ảnh độc đáo về GS Nguyễn Tài Cẩn trân trọng lồng trong khung kính. Ảnh chụp ông đang khum tay nói với học trò với dòng chữ kèm bên:Chúng em vẫn nhớ lời Thầy!.










 Phạm Trần Đức - Ảnh: Bùi Tuấn - VNU Media

Nguồn tin: https://vnu.edu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay19,682
  • Tháng hiện tại777,800
  • Tổng lượt truy cập26,583,122
Banner trai
Banner phai
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây