Tập Đoàn Họ Nguyễn
HỆ THỐNG KẾT NỐI CÁC TRANG TIN CỦA HỌ NGUYỄN VIỆT NAM
  Trang tin này được lập ra với mục đích duy nhất là kênh kết nối với các trang chi tộc Nguyễn Việt Nam. Tìm hiểu lịch sử cội nguồn, ca ngợi những giá trị, công lao, tấm gương của anh linh tiên tổ, của các bậc tiền nhân từ đó tạo sự kết nối và hiểu biết thế sự về dòng họ Nguyễn cho hậu thế. Không mục đích chính trị, kinh doanh, vụ lợi. Với tất cả sự nhiệt tâm của ban quản trị... Trong quá trình xây dựng có thể còn sai sót , không phù hợp hoặc chưa đầy đủ, Ban quản trị rất mong bạn đọc thiện nguyện, nhiệt tình, đồng tâm góp ý, cung cấp các thông tin, bài viết, các tư liệu và địa chỉ của các trang chi tộc cùng chung sức với chúng tôi để bổ xung, chỉnh sửa cho trang kết nối của dòng họ Nguyễn được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn!   ..

ĐỊNH QUỐC CÔNG NGUYỄN BẶC - CÔNG THẦN KHAI QUỐC TRIỀU ĐINH

Thứ hai - 28/03/2016 20:31

ĐỊNH QUỐC CÔNG NGUYỄN BẶC - CÔNG THẦN KHAI QUỐC TRIỀU ĐINH

Nguyễn Bặc (chữ Hán: 阮匐; 924 – 15 tháng 10, 979 âm lịch) là công thần khai quốc nhà Đinh, có công giúp Đinh Tiên Hoàngđánh dẹp, chấm dứt loạn 12 sứ quân vào thế kỷ 10 trong lịch sử Việt Nam. Theo các gia phổ Họ Nguyễn và tài liệu “Lược sử họ Nguyễn tại Việt Nam”, ông được coi là bậc tiền thủy tổ họ Nguyễn ở Việt Nam.
Theo sách Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Nguyễn Bặc là người động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (nay là Động Hoa Lư, Xã Gia Hưng, huyện gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), Đại Cồ Việt. Hiện nay Hội Đồng Dòng Tộc Nguyễn Bặc Toàn Quốc - Ban Quản Lý Quần Thể Di Tích Nhà Thờ và Mộ Đức Thái Tể Triều Đinh - Định Quốc Công Nguyễn Bặc cùng với toàn thể bà con dòng tộc chụu trách nhiệm trực tiếp tổ chức lễ giỗ của Ngài 14 - 15/10 âm lịch hàng năm, và ngài được suy tôn là (Đức Thái Thủy Tổ) của Dòng Tộc Nguyễn Đại Tông. Thuở nhỏ, ngài đã cùng kết bạn với Đinh Bộ Lĩnh, Đinh Điền, Trịnh Tú và Lưu Cơ.


Thần phả còn ghi ông có 2 người anh là Nguyễn Bồ là anh cả có chánh thất Phu Nhân và có con cái nhưng không thấy tài liệu nào ghi chép, chỉ ghi chánh thất thứ nhất là Công Chúa Quế Hương con gái củaĐinh Bộ Lĩnh và Nguyễn Phục, đều là tướng đi theo Đinh Bộ Lĩnh hùng cứ ở Hoa Lư thời nhà Ngô. CảĐinh Điền, Trịnh Tú và Lưu Cơ cũng tham gia vào lực lượng này.
Khi Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn tử trận (965), các sứ quân nổi dậy. Anh em Nguyễn Bặc theo Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp. Theo thần phả, khi đánh dẹp một sứ quân mạnh là Nguyễn Siêu, Nguyễn Bồ và Nguyễn Phục cùng 2 tướng khác bị tử trận. Vạn Thắng Vương liền truyền Nguyễn Bặc, Đinh Điền và Lê Hoànđem quân đánh báo thù, kết quả diệt được Nguyễn Siêu (967).
Ngoài trận đánh Nguyễn Siêu, Nguyễn Bặc đóng góp nhiều công lao trong việc đánh dẹp các sứ quân, giúp thống nhất toàn quốc dưới tay vua Đinh.
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, tức là Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Bặc được phong làm Định quốc công,Đinh Điền được phong làm ngoại giáp. Chính sử không nói rõ nhưng các gia phả họ Nguyễn có giải thích thêm rằng: Nguyễn Bặc làm Định Quốc Công, coi việc Nội Giáp, tức là việc nội chính, còn Đinh Điền làmNgoại Giáp coi việc bên ngoài.
Xem thêm: Đinh Tiên HoàngĐỗ Thích
Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt vương Đinh Liễn bị sát hại. Quan Chi hậu nội nhân là Đỗ Thích bị nghi là thủ phạm hàng đầu, sợ hãi bỏ trốn.
Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, ba ngày sau, Thích khát nước khát thò tay ra hứng nước mưa uống, bị cung nữ phát hiện đi báo. Nguyễn Bặc lập tức bắt giết ngay Đỗ Thích. Ông cùng các đại thần tôn phò con nhỏ của Đinh Tiên Hoàng là Vệ Vương Đinh Toàn lên ngôi, tức là Đinh Phế Đế. Mẹ Phế Đế là Dương Vân Nga trở thành thái hậu.
Tuy nhiên rất nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu sử gia hiện nay lại cho rằng Đỗ Thích là người bị oan cho là trực tiếp giết hại cha con Nam Việt Vươngvà chủ mưu chính là Lê Hoàn và Dương hậu, mà Đỗ Thích chỉ là quan chi hậu nên bị ép buộc nhưng chưa thực hiện được ý đồ nên là đồng phạm.
Theo Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, Nguyễn Bặc, Đinh Điền làm phụ chính cho Phế Đế, nhưng lúc đó Dương thái hậu tư thông với Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, cho Lê Hoàn làm Phó vương, nắm quyền chỉ huy quân đội, chuyên quyền, tự do ra vào cung cấm. Nguyễn Bặc lo lắng bàn với các tướng:
"Lê Hoàn sẽ bất lợi cho "nhụ tử".[2], chúng ta chịu ơn dày của nước, nếu không tính tước đi, giữ cho xã tắc được yên thì còn mặt mũi nào trông thấy Tiên đế ở suối vàng nữa?"
Ông bèn cùng Đinh Điền, Phạm Hạp khởi binh, chia hai đường thủy bộ cùng tiến đánh Lê Hoàn. Nguyễn Bặc và Đinh Điền kéo quân từ châu Ái (nay thuộc Thanh Hoá), định kéo thẳng đến kinh đô để giết Lê Hoàn. Dương thái hậu nghe tin, bảo Lê Hoàn:
"Bọn Bặc nổi loạn, quan gia.[3] hãy còn thơ ấu, cáng đáng sao nổi giữa lúc quốc gia lắm nạn này! Ông nên tính đi"
Lê Hoàn nói:
"Tôi đây làm phó vương, quyền giữ việc nước, dù sống chết cũng xin gánh lấy trách nhiệm".
Lê Hoàn liền sắp xếp quân đội, đánh nhau với Nguyễn Bặc, Đinh Điền ở Ái Châu. Lê Hoàn vốn là người giỏi dùng binh, Nguyễn Bặc và Đinh Điền không chống nổi, lại đem quân thủy ra đánh. Lê Hoàn theo chiều gió, phóng lửa đốt cả thuyền chiến. Đinh Điền bị chết tại trận, còn Nguyễn Bặc bị bắt, đưa về kinh đô. Trước mặt Nguyễn Bặc, Lê Hoàn kể tội ông:
"Đấng Tiên đế mắc nạn, thần và người đều căm giận, ngươi lại nhân lúc tang tóc rối ren, đứng đầu làm giặc! Đạo tôi con đâu có như thế?".
Rồi Lê Hoàn giết hại ông. Năm đó ông 56 tuổi, cùng sinh một năm và chết 1 năm với Đinh Tiên Hoàng.
Nguyễn Bặc, Đinh Điền đã chết rồi, quân của Phạm Hạp mất tinh thần, chạy lên hương Cát Lợi ở Bắc Giang. Lê Hoàn đem quân đuổi theo, bắt đưa về kinh đô, giết chết.
Các đạo quân chống đối bị tiêu diệt, Lê Hoàn được sự hỗ trợ của Dương thái hậu và tướng quân Phạm Cự Lạng, liền phế Đinh Toàn làm Vệ vương như cũ, giành lấy ngai vàng, tức là vua Lê Đại Hành, lập ra nhà Tiền Lê.
Ngày nay ở Ninh Bình còn rất nhiều đền thờ ông và Đinh Điền. Theo các nhà nghiên cứu sử học, số đền thờ các trung thần nhà Đinh nhiều hơn số đền thờ Lê Hoàn và Dương hậu phản ánh tình cảm của dân chúng đối với các ông.
Nguyễn Bặc là con trai Nguyễn Thước, một gia tướng của Dương Đình Nghệ. Nhiều ý kiến từ các chi - phái thuộc hậu duệ của ngài cho rằng Nguyễn Bặc chính là Đức Thái Thuỷ Tổ của dòng họ Nguyễn Đại Tông của họ, trong đó có con cháu là Nguyễn Trãi và các chúa Nguyễn, vua nhà Nguyễn sau này.[4][5][6].
Sử ghi, con trưởng của Nguyễn Bặc là Nguyễn Đê (hay Đệ) làm quan nhà Tiền Lê và tham gia cùng Đào Cam Mộc đưa Lý Công Uẩn lên ngôi sau khi Lê Ngọa Triều chết. Theo gia phả họ Nguyễn Đại Tông, con cháu của Nguyễn Bặc, Nguyễn Đê di cư vào làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, Thanh Hóa và là tổ tiên của các chúa Nguyễn.
Theo một gia phả họ Nguyễn: Tiên nguyên toát yếu phổ của Tôn Thất Hân, thế thứ các đời họ Nguyễn ở Gia Miêu, Tống Sơn, Thanh Hóa từ Nguyễn Bặc như sau:
Nguyễn Bặc
Nguyễn Đê
Nguyễn Viễn
Nguyễn Phụng
Nguyễn Nộn
Nguyễn Thế Tứ
Nguyễn Minh Du
Nguyễn Biện
Nguyễn Sử
Nguyễn Công Duẩn (hay Chuẩn) - công thần khởi nghĩa Lam Sơn
Nguyễn Đức Trung - đại thần tham gia lật đổ Lê Nghi Dân năm 1460.
Tuy nhiên, thông tin của gia phả này vẫn còn nghi vấn, vì đời thứ 5 là Nguyễn Nộn, một tướng cát cứ ở Bắc Bộ cuối thời nhà Lý, đầu nhà Trần được sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục của chínhnhà Nguyễn - hậu thế của các chúa Nguyễn - xác nhận là "người làng Phù Minh, huyện Tiên Du" (nay là Phù Dực, thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Như vậy Nguyễn Nộn không phải người Tống Sơn - Thanh Hoá. Phải chăng đến đời Nguyễn Nộn rời ra huyện Gia Lâm rồi sau đó con cháu lại trở về Tống Sơn (Thanh Hoá)
Riêng về quan hệ giữa Nguyễn Bặc và Nguyễn Nộn cũng có những nghi vấn. Nguyễn Bặc mất năm 979 thọ 56 tuổi, Nguyễn Nộn là cháu 5 đời, mất vì bệnh năm 1229. Sau ngày thành lập (1226), nhà Trần còn gả công chúa Ngoạn Thiềm cho Nộn để lung lạc và làm "gián điệp" đưa tin của Nguyễn Nộn ra ngoài (nhưng không thành công). Giả sử Nộn còn sung sức thì lúc chết cũng khoảng 70 tuổi, tức là sinh khoảng năm 1160. Con Nguyễn Bặc là Nguyễn Đê làm quan dưới thời Lê Đại Hành (mất năm 1005). Tính ra từ Nguyễn Đê tới Nguyễn Nộn là trên 60 năm mới sinh ra 1 thế hệ, như vậy có thể các thế hệ kế tục nhau được ghi trong gia phả đều là con thứ, thậm chí con út. Dù điều đó vẫn có thể xảy ra nhưng khoảng cách này không hợp lý, nhất là người xưa thường kết hôn sớm và tuổi thọ thấp. Các phả hệ dòng tộc của Việt Nam đều có khoảng cách giữa các thế hệ chỉ 30 - 35 năm.

Riêng cuốn gia phả Tộc Nguyễn Hữu - gia viễn, tổng phòng Tĩnh Quốc Công Nguyễn Hữu Dật, thế hệ hằng quốc công nguyễn hữu vĩnh là cháu 19 đời của Tổ Nguyễn Bặc có gốc từ quý hương nhơn, thượng bạn tổng, hà trung phủ, tỉnh thanh hóa. Cho biết: hiện chi chúng tôi mới tập hợp được 10 chi cùng các cuốn gia phổ thuộc con cháu trực hệ ngài hào lương hầu Nguyễn Hữu Hào nhưng có 2 cuốn gia phổ do ngài Nguyễn Hữu Độ và Ngài Nguyễn Hữu Toàn ghi chép phần thượng phả bị sai với sử vì ghi ngài Nguyễn Trãi là Trực hệ là sai và 5 chi thuộc trực hệ ngài lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, hàng năm bà con thay nhau cử người về quê hương để dự lễ giỗ để tri ân với Đức Thái Thủy Tổ. dưới đây Tộc Nguyễn Hữu xin trình bày trực hệ như sau: Cồ Việt Thiên Khai Chủ Hữu Anh Hùng Thần Tráng Liệt/ Đại Hoàng Địa Tú Gia Vi Khởi Tổ Quốc Nguyên huân
  1. Nguyễn Bặc, con của ngài An Nam Tiết Độ Sứ Nguyễn Thước (Phước).
  2. Nguyễn Đê
  3. Nguyễn Viễn
  4. Nguyễn ?
  5. Nguyễn Phụng
  6. Nguyễn ?
  7. Nguyễn ?
  8. Nguyễn ?
  9. Nguyễn ?
  10. Nguyễn Nộn
  11. Nguyễn Thế Tứ
  12. Nguyễn Nạp Hoa, Hòa
  13. Nguyễn Công Luật
  14. Nguyễn Minh Du, Thánh Du
  15. Nguyễn Biện, Tiến
  16. Nguyễn Chiếm
  17. Nguyễn Trừ, Sử
  18. Nguyễn Công Duẩn (hay Chuẩn)
  19. Nguyễn Đức Trung - đại thần tham gia lật đổ Lê Nghi Dân
  20. Nguyễn Hữu Vĩnh
  21. Nguyễn Hữu Đạc
  22. Nguyễn Hữu Nhẫn, Dẫn
  23. Nguyễn Triều Văn
  24. Nguyễn Hữu Dật, là Tổ các phòng Vũ Quốc Công, Vĩnh Quốc Công và phước môn quận công...vv,
Đền thờ họ Nguyễn Đại Tông Khởi Nguyên Đường ở Gia Phương (gia Viễn, Ninh Bình) có đôi câu đối dánh dầu việc thiên cư của dòng tộc ta, nói lên sự nối tiếp vẻ vang của dòng họ Nguyễn và đề cao ngài Nguyễn Bặc:
“Duệ xuất Gia Miêu vương tích hiển Khánh lưu Đại Hữu tướng môn quang”
Tạm dịch:
Cửa tướng phúc dày làng Đại Hữu Dòng Vương nối ở đất Gia Miêu. Trong Đại Việt Sử ký Toàn thư, Ngô Sĩ Liên nhận định về ông như sau:

Tỉnh Hà Nam Ninh cũ có tới 134 nơi thờ và phối thờ Nguyễn Bặc. Nơi thờ và phối thờ Đinh Điền càng nhiều. Đền vua Đinh ở Trường Yên, Gia Phương, Ba Dân (Kim Bảng) đền vua Đinh ở Ý Yên… nơi nào cũng thờ Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Các lễ hội như cờ lau tập trận, hội đền vua Đinh… đều diễn hình ảnh vua Đinh, Đinh Điền, Nguyễn Bặc, xem như những người hùng tiêu biểu cho tinh thần thượng võ dân tộc. Nhiều nơi thờ các vị thần khác mà vẫn lưu lại sự tích, có khi thờ cả Đinh Điền, Nguyễn Bặc gắn bó với nhau, được dân địa phương sùng kính (như các đền miếu ở huyện Yên Khánh, Ninh Bình, chùa Long Hoa ở xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, đền chùa ở bến Vạc Ninh Bình, đình Động Phi ở huyện Ứng Hòa Hà Nội…). Chứng tỏ, hai vị sống thân thiết, chết lại không xa rời, trở thành hình ảnh tâm linh hòa hợp giữa lòng ngưỡng mộ của nhân dân.[7]
Lăng Nguyễn Bặc táng ở thôn Vĩnh Ninh, làng Đại Hữu (Gia Viễn, Ninh Bình). Lăng được trùng tu lần mới nhất vào năm Kỷ Tỵ (1989).
Về đền thờ, ông được thờ ở nhiều nơi:
  • Chính thức là ngôi từ đường Nguyễn Tộc tại thôn Vĩnh Ninh (Gia Viễn, Ninh Bình).
  • Tại đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng ở xã Trường Yên (Hoa Lư, Ninh Bình) dựng từ thế kỷ XI. Đến có 3 tòa: tòa ngoài là bái đường, tòa giữa gọi là Thiên Hương thờ tứ trụ triều đình của nhà Đinh: Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ. Toà trong cùng là chính cung thờ Đinh Tiên Hoàng, Đinh Liễn,Đinh Toàn và Đinh Hạng Lang.
  • Tại thôn Vân Hà làng Đại Hữu (Gia Viễn, Ninh Bình) có ngôi đền thờ 3 vị anh hùng đào viên kết nghĩa là Đinh Bộ Lĩnh, Nguyễn Bặc và Đinh Điền.
Đình Áng Ngũ, xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư nằm sát kinh đô Hoa Lư thờ Nguyễn Bặc với thần tích cho biết ông từng trấn giữ ở đây.[8] Đền Nột Lấm xã Ninh Xuân cũng thờ "Đinh triều tả giám sát hay "Hành Khiển Quang Lộc đại vương" là Nguyễn Bặc
  • đền Hiềm ở phường Phúc Thành, Ninh Bình là nơi thờ ông với thần tích ghi lại những hiềm khích với Lê Hoàn.
  • Tại làng Cổ Điển thuộc xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội, có đình Ba Dân là đình chung của 3 làng: Cương Ngô, Cổ Diển, Đồng Trì thờ chung các ông Nguyễn Bặc, Nguyễn Bồ và Nguyễn Phục.
  • Tại làng Văn Điển thuộc xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội
  • Tại huyện Hoa Lư (Ninh Bình) có bốn thôn đều có đình thờ ông làm thành hoàng, trong đó thô Ngô Hạ thờ tượng. Năm Canh thân (1980) chi họ Nguyễn Đình tước tượng ngài về thờ ở từ đường của chi họ (cùng thôn).
  • Đền thờ Định Quốc Công Nguyễn Bặc tại làng Phú Cốc, xã Thanh Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định
  • Tại kinh thành Phú Xuân (Huế) vua Minh Mạng cho xây miếu Lịch Đại Đế Vương để thờ các vị vua và các danh tướng qua các triều đại trong đó có Nguyễn Bặc.
  • Năm Đinh Dậu (1917) ông được vua Khải Định sắc phong là Hộ Quốc Tướng Công Trác Võ Thượng Đẳng Phúc Thần.
  • Hiện tại trung tâm thành phố Ninh Bình đang xây dựng khu Quảng trường - tượng đài Đinh Tiên Hoàng đế với 4 góc có tượng 4 vị quan đại thần Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ cao 5m, có lính canh và ngựa bằng đá[9].
  • Tại 32/19 ĐT741 Đồng Phú, Bình Phước có ngôi từ đường được xây dựng từ năm 1999, hiện đang được trùng tu và mở rộng lên đến 200m2 thành "Khởi Nghĩa Đường", Dự kiến 15/12/11 hoàn thành cơ bản, được thiết kế Nhất Tiền Ban - Nhị Thượng Ban và Tam Hậu Ban. Là nơi lưu trữ rất nhiều tài liệu và khối lượng lớn các sản vật thuộc Tộc Họ Nguyễn Hữu đã lưu giữ. Từ những ngày đầu tiên của Tiền Tổ Nguyễn trong suốt chiều dài lịch sử lên đến 33 tiền hệ Tộc Nguyễn trong tổng số 37 đời do dòng họ Nguyễn Hữu gốc Gia Viễn - Ninh Bình trực tiếp đầu tư & xây dựng. "Với ý nguyện Trưởng Tộc đời thứ 34 do con cháu ngày một đông đảo chung sống và làm việc tại khu vực Đông Nam Bộ, cho nên cần có nhà thờ để bái vọng nói chung và để Tất cả các thành viên cùng chung Thủy Tổ đều có quyền xây dựng, bảo vệ và cùng tề tựu đối với tổ tiên.
  • Trong mục đền thờ Nguyễn Bặc cần sửa lại: Tại đình Động Phí xã Đạo Tú huyện Ứng Hòa - Hà Nội, nhân dân thờ Nguyễn Bặc vì ông đã về đây tuyển 500 quân, trong đó có 05 vị tướng người họ Phí ở Động này đi dẹp Phạm Phòng Át ở Chí Linh Hải Dương, sau đó để lại 05 vị tướng này để giúp dân. Nay Đình ở làng Chi Ngại vẫn thờ 05 vị tướng này là Thành hoàng làng.
Chu Công là người vương thất rất thân, giúp vua nhỏ tuổi còn không tránh khỏi những lời gièm pha phao truyền. Lê Hoàn là đại thần khác họ, nắm giữ binh quyền, làm công việc như Chu Công, thường tình còn ngờ vực, huống là Nguyễn Bặc ở chức thủ tướng và Đinh Điền là đại thần cùng họ hay sao? Bọn họ khởi binh không phải làm loạn, mà là một lòng phù tá nhà Đinh, vì giết Hoàn không được mà phải chết, ấy là chết đúng chỗ. Nay xem lời Đại Hành kể tội Nguyễn Bặc tựa như vạch tội mình. Khi Bặc chết, ắt phải có nói một lời để bày tỏ chính nghĩa, nhưng không thấy sử chép, thế là bỏ sót.  

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay29,640
  • Tháng hiện tại2,280,836
  • Tổng lượt truy cập32,231,268
Banner trai
Banner phai
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây