Trang tin này được lập ra với mục đích duy nhất là kênh kết nối với các trang chi tộc Nguyễn Việt Nam. Tìm hiểu lịch sử cội nguồn, ca ngợi những giá trị, công lao, tấm gương của anh linh tiên tổ, của các bậc tiền nhân từ đó tạo sự kết nối và hiểu biết thế sự về dòng họ Nguyễn cho hậu thế. Không mục đích chính trị, kinh doanh, vụ lợi. Với tất cả sự nhiệt tâm của ban quản trị... Trong quá trình xây dựng có thể còn sai sót , không phù hợp hoặc chưa đầy đủ, Ban quản trị rất mong bạn đọc thiện nguyện, nhiệt tình, đồng tâm góp ý, cung cấp các thông tin, bài viết, các tư liệu và địa chỉ của các trang chi tộc cùng chung sức với chúng tôi để bổ xung, chỉnh sửa cho trang kết nối của dòng họ Nguyễn được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn! | .. |
. |
|
GIỚI THIỆU VỀ TRANG WEB TÂN NAM TỬ NGUYỄN VĂN VĨNH | |
Giới thiệu về danh nhân văn hóa Nguyễn Văn Vĩnh | |
Website: http://tannamtu.com |
Sẽ có nhiều người hỏi, tại sao chúng tôi lại đặt tên cho trang web này là TÂN NAM TỬ. Xin thưa: TÂN NAM TỬ chính là bút danh của Học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Đây là bút danh được ông sử dụng nhiều nhất khi làm chủ bút tờ báo tiếng Việt đầu tiên tại Bắc kỳ, tờ Đăng Cổ Tùng Báo, xuất bản năm 1907.
Chúng tôi thành lập trang thông tin điện tử: tannamtu.com – nguyenvanvinh.org, với mong muốn đem đến cho những ai muốn tìm hiểu về lịch sử nền văn hóa Việt Nam, trong đó có sự nghiệp làm văn hóa của Học giả Nguyễn Văn Vĩnh, một nguồn tư liệu phong phú, chân thực và có hệ thống. Từ đó có được cái nhìn đầy đủ và chính xác về quá trình hình thành, phát triển và những giá trị của nền văn hóa Việt Nam nói chung và Học giả Nguyễn Văn Vĩnh nói riêng.
10 năm đầu đời (từ 14 đến 24 tuổi) Học giả Nguyễn Văn Vĩnh là phiên dịch trong các tòa sứ ở Lào Cai, Hải Phòng, Bắc Giang và Hà Nội. Năm 1906, ông chính thức từ bỏ con đường là công chức dưới chế độ bảo hộ và trở thành nhà báo tự do cho đến khi qua đời ở tuổi 54. Trong suốt 30 năm lao động liên tục, ông là chủ bút của 7 tờ báo, trong đó có 3 tờ xuất bản bằng tiếng Pháp. Trong số 4 tờ xuất bản bằng tiếng Việt có tờ Trung Bắc Tân Văn (1917) là nhật báo đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam; tờ báo tiếng PhápL’Annam Nouveau được giải thưởng lớn – giải Grand Prix, tại Paris 1932. Trong sự nghiệp 30 năm làm báo của mình, Học giả Nguyễn Văn Vĩnh đã viết và đăng khoảng 2.500 bài bằng cả hai thứ tiếng Việt và Pháp.
Đầu thế kỷ 20, 90% người dân Việt Nam không biết chữ, những người biết chữ Hán và chữ Nôm cũng là thiểu số. Vào thời điểm này, Việt Nam chưa có nền văn học chữ Quốc ngữ. Trong bối cảnh đó, Nguyễn Văn Vĩnh đã đặt ra một chiến lược văn hóa theo trình tự tương hỗ giữa ba yếu tố: Chữ viết + Nội dung bài viết = Truyền bá. Để phục vụ cho chiến lược này, Nguyễn Văn Vĩnh đã thực hiện ngay từ giai đoạn đầu việc chuyển một số tác phẩm văn học dân gian từ chữ Nôm sang chữ Quốc ngữ, từ chữ Hán sang chữ Quốc ngữ và từ Pháp văn sang chữ Quốc ngữ. Ông làm việc này với mục đích: Lấy nội dung hấp dẫn của các tác phẩm để thu hút người dân quan tâm, khi người dân đã quan tâm họ sẽ tìm cách để biết đọc chữ Quốc ngữ, muốn đọc được phải học, cứ như thế trở thành phong trào và biến thành cao trào vào thập niên 10 và 20 của thế kỷ trước.
Nguyễn Văn Vĩnh đã dịch các tác phẩm ở các dạng văn khác nhau, như: văn học, truyện thơ ngụ ngôn, triết học, lý luận và tư tưởng học của gần 30 tác giả là các nhà hiền triết, bác học, nhà văn, nhà khoa học, nhà thơ, nhà viết kịch, nhà lý luận phê bình nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới. Ước tính, Nguyễn Văn Vĩnh đã dịch khoảng 6.000 trang sách trong suốt 30 năm lao động.
Đã gần 80 năm kể từ ngày Học giả Nguyễn Văn Vĩnh qua đời, chưa có ai làm công việc nghiên cứu, đánh giá và xác định những giá trị văn hóa mà Nguyễn Văn Vĩnh đã tạo dựng và để lại cho nền văn hóa nước nhà một cách đầy đủ, chính xác và có hệ thống.
Những tư liệu trên trang thông tin này phần lớn do thế hệ đi trước là các chú, các bác trong gia tộc dày công sưu tập và bạn bè gần xa (trong và ngoài nước), với tấm lòng quý hóa đã cung cấp trong những năm gần đây. Những người xây dựng trang thông tin này xin biết ơn thế hệ đi trước đã để lại những hiểu biết quý giá về gia đình qua các tư liệu sống động, giữ ấm ngọn lửa mà cổ nhân vẫn dạy, đó là phúc ấm dòng họ. Chúng tôi cũng tỏ lòng biết ơn các quý vị gần xa, vì kính trọng và nâng niu giá trị thực của Học giả Nguyễn Văn Vĩnh đã động viên, cung cấp những tư liệu quý về cuộc đời và sự hy sinh của Học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Có thể còn những sai sót, mong các quý vị góp ý, giúp chúng tôi xây dựng được một trang thông tin ngày càng hoàn chỉnh và bổ ích cho cộng đồng.
Chúng tôi thành thật mong muốn nhận được sự giúp đỡ, chia sẻ, đóng góp, động viên, về mọi phương diện, dưới mọi hình thức của các thành viên trong gia tộc Học giả Nguyễn Văn Vĩnh, các quý vị, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, phê bình và những người có tấm lòng với đề tài Học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Những đóng góp của các vị sẽ giúp chúng tôi ngày càng hoàn thiện nội dung, tăng độ tin cậy, xứng đáng với lòng tin của cộng đồng và không hổ thẹn với vong hồn của những người đã khuất.
Trang web hiện đang trong quá trình xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện, có gì sai sót, rất mong quý vị độc giả góp ý, phản hồi để trang web được ngày càng hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
Kính chúc các quý vị mọi sự tốt lành!
Chịu trách nhiệm nội dung trang www.tannamtu.com – nguyenvanvinh.org: Ông Nguyễn Lân Bình
Mọi chi tiết xin liên hệ: Ông Nguyễn Lân Bình
– Địa chỉ: Số 55 – ngõ Lương Sử C – phường Văn Chương – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: (844) 374 70126 – 094 748 2805
Email: nguyenlanbinh@gmail.com – binhln51@yahoo.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn