Trang tin này được lập ra với mục đích duy nhất là kênh kết nối với các trang chi tộc Nguyễn Việt Nam. Tìm hiểu lịch sử cội nguồn, ca ngợi những giá trị, công lao, tấm gương của anh linh tiên tổ, của các bậc tiền nhân từ đó tạo sự kết nối và hiểu biết thế sự về dòng họ Nguyễn cho hậu thế. Không mục đích chính trị, kinh doanh, vụ lợi. Với tất cả sự nhiệt tâm của ban quản trị... Trong quá trình xây dựng có thể còn sai sót , không phù hợp hoặc chưa đầy đủ, Ban quản trị rất mong bạn đọc thiện nguyện, nhiệt tình, đồng tâm góp ý, cung cấp các thông tin, bài viết, các tư liệu và địa chỉ của các trang chi tộc cùng chung sức với chúng tôi để bổ xung, chỉnh sửa cho trang kết nối của dòng họ Nguyễn được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn! | .. |
Thành viên đọc kỹ tiêu chí kết nạp của dòng họ ( Đây cũng là một trong những điều lệ của dòng họ xây dựng văn hóa dòng họ để cùng nhau xây dựng ,phát triển và bảo tồn văn hóa DÒNG HỌ NGUYỄN VIỆT NAM.)
Ông Nguyễn Bá Thanh đã chạm được tới điều cao quí trong tình cảm nhân dân bằng cái tâm cái tài của mình, bằng những gì mà ông đã làm cho dân, cho nước
Trong hội thảo về trí thức thời Nam Bộ kháng chiến, GS. Trần Văn Giàu đã từng nhắc đến GS.BS. Nguyễn Văn Thủ như một điển hình, đã không ngần ngại từ bỏ giàu sang để lao vào cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Một trí thức giàu lòng yêu nước, sớm giác ngộ cách mạng, tham gia mở đầu thời kỳ tiền khởi nghĩa, một thầy thuốc tận tuỵ với nghề, say sưa với ngành cho đến hơi thở cuối cùng.
Zing.vn điểm lại những phát ngôn ấn tượng của bà Nguyễn Thị Kim Ngân, từ khi bà còn là Bộ trưởng LĐ-TB-XH đến Phó chủ tịch Quốc hội và nay là người đứng đầu Quốc hội.
Xuất thân là một thanh niên xung phong (TNXP) từ Thành đoàn TNCS TPHCM, sau đó trở về học âm nhạc tại Khoa sáng tác - Nhạc viện TPHCM, nhạc sĩ Nguyễn Đức Trung (ảnh) đã có nhiều sáng tác nổi tiếng viết cho đồng đội của mình. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập Lực lượng TNXP TPHCM, nhạc sĩ đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo SGGP.
Suốt cuộc đời mình, Giáo sư Tôn Thất Tùng gắn bó với bệnh viện, với các đồng nghiệp, các học trò và các bệnh nhân của mình. Làm việc không biết mệt mỏi cho đến tận cuối đời, ông đã để lại 123 công trình khoa học có giá trị
Lặng lẽ làm việc, âm thầm tìm hiểu cơ chế sinh bệnh, góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị và góp sức tìm ra sự thật của hàng trăm vụ án, bảo vệ lẽ phải, sự công bằng cho biết bao người mà không mong ân huệ, đó là lẽ sống của Thầy thuốc Nhân dân, GS. Nguyễn Như Bằng - một người thầy của ngành giải phẫu bệnh học và y pháp Việt Nam
Thành tựu đáng ngưỡng mộ của các thế hệ từ cha ông tới con cháu trong những gia đình danh giá ấy đã ghi dấu ấn vào thời đại, trở thành niềm tự hào của người dân Việt Nam.
Bà Tôn Nữ Ngọc Trân nhớ nhất về người cha thân yêu của mình – GS.BS Tôn Thất Tùng – là hình ảnh ông ngồi bên bàn đọc tài liệu dưới ánh đèn vàng ấm áp mỗi khi đêm về.
Giáo sư Bác sĩ Tôn Thất Tùng (1912-1982) là một bác sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực gan và giải phẫu gan.
Tôn Thất (chữ Hán: 尊室) là tên họ được Thánh Tổ Minh Mạng hoàng đế đặt cho con cháu của các chúa Nguyễn (vốn là họ Nguyễn Phúc), từ Triệu Tổ Tĩnh hoàng đế Nguyễn Kim đến Duệ Tông Định hoàng đế Nguyễn Phúc Thuần, mỗi chúa là Hệ tổ của một hệ.
Hình như khi Thượng đế sinh ra một thiên tài, người đều đặt vào họ những thói tật kỳ dị, khác người? Sự vĩ đại của họ đôi khi được làm nên từ những “mặt trái” - dị thường này? GS.BS. Tôn Thất Tùng là một thiên tài như vậy
Ông Nguyễn Minh Vỹ từng giữ trọng trách là Chủ tịch Ủy ban Cách mạng lâm thời Khánh Hòa. Đặc biệt, ông là một trong những người sáng lập tờ báo Thắng - tiền thân của báo Khánh Hòa ngày nay. Nhân kỷ niệm 89 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Báo Khánh Hòa giới thiệu đến bạn đọc bài viết về ông - một nhà cách mạng, nhà ngoại giao, nhà báo lão thành kiên trung…
Dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm; sâu sát từ việc nhỏ đến những hành động lớn' là những gì người dân Đà Nẵng nhớ về ông Nguyễn Bá Thanh - người đã có ảnh hưởng vượt khỏi tầm của lãnh đạo chính quyền địa phương.
Mỗi năm, đến ngày lễ giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, trong dòng người thành kính thắp hương cúng viếng đều có đoàn người thuộc dòng họ Nguyễn Sinh đến từ khu vực Đông Nam bộ và tỉnh Nghệ An. Dù khi đến dâng hương cụ Phó bảng hay trở về nhà, các cô, các bác trong dòng họ Nguyễn Sinh đều đặt trọn cả tấm lòng thương mến đối với đất và người Đồng Tháp.
Nguyễn Hữu Đang đã có những đóng góp rất lớn với phong trào Quốc ngữ ở miền Bắc những năm đầu thập niên 1940 của thế kỷ trước.
Sáng ngày 18/2/2016, UBND Huyện Yên Thành phối hợp với UBND xã Mỹ Thành tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh nhà thờ họ Nguyễn Văn, làng Quảng Cư.
Tròn một năm kể từ ngày ông Nguyễn Bá Thanh qua đời vì bạo bệnh, cùng nhìn lại những tình cảm, lời chia buồn của các lãnh đạo cao cấp dành cho người con Đà Nẵng.
“Nghe tin ông ấy qua đời, tôi và bà con làng xóm ngậm ngùi, xót xa. Ai cũng tiếc thương giống như đã mất đi người thân trong gia đình…”, bà Nguyễn Thị Trung tay lau nước mắt khóc ông Nguyễn Bá Thanh.