Trang tin này được lập ra với mục đích duy nhất là kênh kết nối với các trang chi tộc Nguyễn Việt Nam. Tìm hiểu lịch sử cội nguồn, ca ngợi những giá trị, công lao, tấm gương của anh linh tiên tổ, của các bậc tiền nhân từ đó tạo sự kết nối và hiểu biết thế sự về dòng họ Nguyễn cho hậu thế. Không mục đích chính trị, kinh doanh, vụ lợi. Với tất cả sự nhiệt tâm của ban quản trị... Trong quá trình xây dựng có thể còn sai sót , không phù hợp hoặc chưa đầy đủ, Ban quản trị rất mong bạn đọc thiện nguyện, nhiệt tình, đồng tâm góp ý, cung cấp các thông tin, bài viết, các tư liệu và địa chỉ của các trang chi tộc cùng chung sức với chúng tôi để bổ xung, chỉnh sửa cho trang kết nối của dòng họ Nguyễn được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn! | .. |
Ông Nguyễn Bá Thanh đã chạm được tới điều cao quí trong tình cảm nhân dân bằng cái tâm cái tài của mình, bằng những gì mà ông đã làm cho dân, cho nước
Để tìm hiểu rõ về những nhân vật tài danh của đất nước ta sau cuộc xâm lược của nhà Minh ở đầu thế kỷ XV là rất khó khăn, vì quân Minh vơ vét của cải, sách vở, bắt các trẻ em, nhà sư, thợ giỏi các ngành nghề đưa về Yên Kinh (Bắc Kinh) để phục vụ triều đình nhà Minh.
Nguyễn Trung Ngạn là một trong những vị quan đứng đầu kinh thành Thăng Long nổi tiếng tài năng, để lại niềm tôn kính sâu sắc trong lòng dân, nên trên địa bàn Hà Nội đã có tới 7 đền, miếu thờ ông.
Nguyễn Sơn Lâm là một doanh nhân thành đạt, một diễn giả chuyên nghiệp và là chuyên gia trong lĩnh vực truyền động lực và khai phá tiềm năng con người. Anh còn được biết đến như một biểu tượng của tinh thần lạc quan và ý chí vươn lên trong cuộc sống, bất chấp sự nghiệt ngã của số phận. Chúng ta hãy cùng xem anh đã làm những gì vượt qua những khó khăn gì để đến được với thành công ngày hôm nay nhé!
Với những đóng góp thiết thực cho người khuyết tật và một tinh thần không khuất phục trước khó khăn, khát vọng vươn lên trong cuộc sống, hiệp sĩ CNTT Nguyễn Công Hùng được tôn vinh “Ý chí, nghị lực Việt Nam”.
Trong hội thảo về trí thức thời Nam Bộ kháng chiến, GS. Trần Văn Giàu đã từng nhắc đến GS.BS. Nguyễn Văn Thủ như một điển hình, đã không ngần ngại từ bỏ giàu sang để lao vào cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Một trí thức giàu lòng yêu nước, sớm giác ngộ cách mạng, tham gia mở đầu thời kỳ tiền khởi nghĩa, một thầy thuốc tận tuỵ với nghề, say sưa với ngành cho đến hơi thở cuối cùng.
Zing.vn điểm lại những phát ngôn ấn tượng của bà Nguyễn Thị Kim Ngân, từ khi bà còn là Bộ trưởng LĐ-TB-XH đến Phó chủ tịch Quốc hội và nay là người đứng đầu Quốc hội.
Với đa số phiếu tán thành, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội đương nhiệm Nguyễn Thị Kim Ngân vừa chính thức trở thành Chủ tịch mới của Quốc hội Việt Nam - nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên trong lịch sử.
Sau khi được vinh danh "Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM năm 2015", bạn Nguyễn Thị Mộng Quỳnh (lớp 12A1.2) đã đến Pháp tham dự giải vô địch Taekwondo Lille mở rộng. Tại đây, cô bạn đã giành được hai huy chương vàng.
rong mạch chảy văn hóa Thăng Long - Hà Nội, nghệ thuật ca trù đã thể hiện trọn vẹn những nét tinh túy của một loại hình nghệ thuật dân gian bác học. Trong đó, câu lạc bộ ca trù Thái Hà của dòng tộc họ Nguyễn đã có công gìn giữ những nét tinh túy của nghệ thuật ca trù đất Thăng Long xưa, ngay cả khi nghệ thuật ca trù bị lãng quên, gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Mùi vẫn âm thầm truyền dạy bộ môn nghệ thuật này cho con cháu đời sau.
Có một người con gái xinh đẹp đất Hà Thành, một diễn viên thuộc thế hệ đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam nổi tiếng với vai diễn “Thị Nở” trong tác phẩm điện ảnh “Làng Vũ Đại ngày ấy” của đạo diễn Phạm Văn Khoa… đã bén duyên và trở thành người con dâu đất Quảng hơn 50 năm qua.
Nguyễn Duy Cần là một học giả nổi tiếng, hoạt động đa ngành và đa lĩnh vực. Ông là tác giả của hơn 30 quyển sách, chủ yếu là sách dịch và bình chú thuộc đề tài tư tưởng - triết học phương Đông, tiêu biểu là các quyển:
Xuất thân là một thanh niên xung phong (TNXP) từ Thành đoàn TNCS TPHCM, sau đó trở về học âm nhạc tại Khoa sáng tác - Nhạc viện TPHCM, nhạc sĩ Nguyễn Đức Trung (ảnh) đã có nhiều sáng tác nổi tiếng viết cho đồng đội của mình. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập Lực lượng TNXP TPHCM, nhạc sĩ đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo SGGP.
Từ những năm 60 của thế kỷ trước, cái tên Nguyễn Ngọc Ký luôn là nguồn cảm hứng mãnh liệt về sự vươn lên vượt khó cho hàng triệu thế hệ học sinh Việt Nam.
Những năm qua, gia đình cựu chiến binh Nguyễn Văn Hồi ở xã Cẩm Chế, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đã xây dựng ngôi trường mầm non trị giá 1 tỷ đồng tặng địa phương, cùng một số công trình tình nghĩa khác... Để làm được những việc tình nghĩa đó, ông là người chỉ huy “tiểu đội tỷ phú” gia đình-“Tiểu đội” Bộ đội Cụ Hồ...
Ở làng nghề mây tre đan Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội), không ai không biết đến nghệ nhân Nguyễn Văn Trung. Bằng tài năng và đôi bàn tay khéo léo của mình, nghệ nhân Nguyễn Văn Trung đã đưa sản phẩm mây tre Phú Vinh đến với thị trường trong và ngoài nước.
Suốt cuộc đời mình, Giáo sư Tôn Thất Tùng gắn bó với bệnh viện, với các đồng nghiệp, các học trò và các bệnh nhân của mình. Làm việc không biết mệt mỏi cho đến tận cuối đời, ông đã để lại 123 công trình khoa học có giá trị
Sông Hương thơ mộng, Hoàng thành, chùa Thiên Mụ cổ kính... được tái tạo theo đúng kiến trúc Huế xưa, hiện diện ngay giữa TP HCM náo nhiệt.
Lặng lẽ làm việc, âm thầm tìm hiểu cơ chế sinh bệnh, góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị và góp sức tìm ra sự thật của hàng trăm vụ án, bảo vệ lẽ phải, sự công bằng cho biết bao người mà không mong ân huệ, đó là lẽ sống của Thầy thuốc Nhân dân, GS. Nguyễn Như Bằng - một người thầy của ngành giải phẫu bệnh học và y pháp Việt Nam
Thành tựu đáng ngưỡng mộ của các thế hệ từ cha ông tới con cháu trong những gia đình danh giá ấy đã ghi dấu ấn vào thời đại, trở thành niềm tự hào của người dân Việt Nam.