Trang tin này được lập ra với mục đích duy nhất là kênh kết nối với các trang chi tộc Nguyễn Việt Nam. Tìm hiểu lịch sử cội nguồn, ca ngợi những giá trị, công lao, tấm gương của anh linh tiên tổ, của các bậc tiền nhân từ đó tạo sự kết nối và hiểu biết thế sự về dòng họ Nguyễn cho hậu thế. Không mục đích chính trị, kinh doanh, vụ lợi. Với tất cả sự nhiệt tâm của ban quản trị... Trong quá trình xây dựng có thể còn sai sót , không phù hợp hoặc chưa đầy đủ, Ban quản trị rất mong bạn đọc thiện nguyện, nhiệt tình, đồng tâm góp ý, cung cấp các thông tin, bài viết, các tư liệu và địa chỉ của các trang chi tộc cùng chung sức với chúng tôi để bổ xung, chỉnh sửa cho trang kết nối của dòng họ Nguyễn được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn! | .. |
Căn cứ vào các tấm bia “Nguyễn tộc thế phả ký” (phả ghi đời thứ họ Nguyễn) được khắc vào năm Ất Hợi, niên hiệu Tự Đức thứ 28 (1875) thì: Dòng họ Nguyễn Bá là một trong những dòng họ đầu tiên của làng Cầu Hải đã cư trú ở đây từ thời vua Hồ Quý Ly, là 1 trong 4 tộc họ Nguyễn. 3 tộc họ còn lại là họ Nguyễn Đình, Nguyễn Đức làng Kỳ Lam và Nguyễn Đình làng Nông Sơn. Cả 3 tộc nay đều thuộc huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Cả 4 tộc đều có chung 1 khởi tổ, là ông Hồ Thuyền Công, thụy là Phúc Nhai, ở xứ Viên Ba, thôn Cù Bể, xã Đô Bái, tổng Đô Bái, phủ Hà Trung (nay thuộc thôn Cầu Hải, xã Nga Hải, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
Trong rất nhiều nét đẹp đã trở thành truyền thống của đất Nghệ An, thì truyền thống hiếu học được như là nét tinh hoa văn hóa của đất và người nơi đây, để thấy được giá trị văn hóa đó chúng ta về xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An một vùng quê nghèo nhưng hiếu học đã sinh ra nhiều nhà nho học nổi tiếng dưới các triều đại phong kiến.
UBND thị trấn Nghèn (Can Lộc) cùng con cháu dòng họ Nguyễn Duy vừa tổ chức Lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử Văn hóa cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Nguyễn Duy.
Làng Phương Mỹ xã Mỹ Đồng thời phong kiến thuộc tổng Thái Lai. Tổng Thái Lai có sáu xã gồm Thái Lai, Đồng Lý, Nhân Lý, Cao Kênh, Hoa Chương, Câu Tử. Đời vua Đồng Khánh xã Hoa Chương đổi thành Phương Mỹ.
Nhà thờ họ Nguyễn Quý được xây vào năm 1721, bên trong thờ 3 cha con, ông cháu của tể tướng Nguyễn Quý Đức được tôn làm thành hoàng làng Đại Mỗ. Xếp hạng: Di tích lịch sử văn hóa. Địa chỉ: xóm Đình, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Toạ độ: 20°59’53"N 105°45’24"E; cách Hồ Gươm chừng 15km về hướng tây-nam. Điểm dừng xe bus gần nhất: cạnh ngã ba Biển Sắt trên đường TL70 (bus 57).
Nhà của dòng họ Nguyễn Thạc ở làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) dựng từ năm 1686, được UNESCO trao giải thưởng công trạng trong bảo tồn di tích.
Nhân dân làng Sơn Đồng (xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội) mà dòng họ Nguyễn Viết rất đỗi tự hào và vẫn lưu truyền một câu chuyện đẹp giữa hai vị quan địa phương. Để trả ơn cứu mạng, Đô đốc Nguyễn Công Triều đã dựng ngôi nhà chỉ trong một đêm tặng cho bậc thân sinh ra bạn của mình. Đặc biệt là, trải qua hơn 300 năm, ngôi nhà hiện vẫn còn nguyên vẹn.
Theo các tư liệu, Nguyễn Tâm Hoằng (1434 - ?) là người làng Vĩnh Gia, nay thuộc xã Song Lộc (Can Lộc), thi đậu Tiến sĩ khoa Mậu Tuất, niên hiệu Hồng Đức thứ 9 (1478), đời vua Lê Thánh Tông, làm quan đến chức Hữu thị lang bộ Lễ, tôn phong Tá lý công thần.
Nhà thờ tộc Nguyễn Đức tọa lạc tại tổ 11, Thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Từ ngã tư Hà Lam đi về hướng Tam Kỳ khoảng 1 km là đến cổng Quán Hương (ngoài ngã ba Cây Cốc khoảng 1 km), tại cổng này đi thẳng theo hương lộ lát bêtông khoảng 300 m là đến trường Trung học phổ thông Thái Phiên
Nhà thờ họ Nguyễn thuộc xã Thanh Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Từ trung tâm thành phố Vinh theo Quốc lộ 46 khoảng 20 km đến thị trấn Nam Đàn, rẽ phải qua cầu Nam Đàn, du khách đi theo quốc lộ 15A khoảng 6km đến km 340 rẽ phải theo tỉnh lộ 533 khoảng 10 km, gặp nhà văn hóa thôn Nghi Xuân, thuộc địa phận xã Thanh Lâm, du khách rẽ phải 50 m là đến nhà thờ họ Nguyễn.
Sáng ngày 9/4/2014, Đảng ủy, chính quyền và nhân dân xã Lăng Thành, huyện Yên Thành đón nhận Bằng công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đền thờ và mộ Tiến sỹ Nguyễn Hữu Đạo trong không khí long trọng và tự hào.
Ngày 8/8/2014 xã Thạch Bằng long trọng tổ chức lễ đón bằng di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh nhà thờ họ Nguyễn Văn, nâng tổng số di tích trên địa bàn xã lên 6 di tích.
Căn cứ vào các tấm bia “Nguyễn tộc thế phả ký” (phả ghi đời thứ họ Nguyễn) được khắc vào năm Ất Hợi, niên hiệu Tự Đức thứ 28 (1875) thì: Dòng họ Nguyễn Bá là một trong những dòng họ đầu tiên của làng Cầu Hải đã cư trú ở đây từ thời vua Hồ Quý Ly, là 1 trong 4 tộc họ Nguyễn. 3 tộc họ còn lại là họ Nguyễn Đình, Nguyễn Đức làng Kỳ Lam và Nguyễn Đình làng Nông Sơn.
Đây là từ đường thờ tổ của một dòng họ Nguyễn ở Xuân Lũng, gọi là họ Ba Ngành vì ông tổ họ này sinh được 3 người con trai, sau thành 3 chi, quen gọi là Ba ngành, nhiều người còn gọi là họ Trặng vì mộ tổ của họ này đặt tại khu rừng Trặng.
Dòng họ Nguyễn Gia ở thôn Liễu Ngạn (Thuận Thành - Bắc Ninh) có cội nguồn từ trang Gia Miêu - Tống Sơn (nay là huyện Hà Trung - Thanh Hóa).
Từ đường Nguyễn Trung là công trình tín ngưỡng thờ phụng tổ tiên của chi phái 3 thuộc dòng họ Nguyễn thôn Vọng Nguyệt, một dòng họ khoa bảng nổi tiếng của xã Tam Giang, huyện Yên Phong và tỉnh Bắc Ninh; đây cũng là nơi vinh danh tổ nghề gỗ mỹ nghệ truyền thống của dòng họ, chuyên “chế tác và phục chế đồ thờ”.