Tập Đoàn Họ Nguyễn
HỆ THỐNG KẾT NỐI CÁC TRANG TIN CỦA HỌ NGUYỄN VIỆT NAM
  Trang tin này được lập ra với mục đích duy nhất là kênh kết nối với các trang chi tộc Nguyễn Việt Nam. Tìm hiểu lịch sử cội nguồn, ca ngợi những giá trị, công lao, tấm gương của anh linh tiên tổ, của các bậc tiền nhân từ đó tạo sự kết nối và hiểu biết thế sự về dòng họ Nguyễn cho hậu thế. Không mục đích chính trị, kinh doanh, vụ lợi. Với tất cả sự nhiệt tâm của ban quản trị... Trong quá trình xây dựng có thể còn sai sót , không phù hợp hoặc chưa đầy đủ, Ban quản trị rất mong bạn đọc thiện nguyện, nhiệt tình, đồng tâm góp ý, cung cấp các thông tin, bài viết, các tư liệu và địa chỉ của các trang chi tộc cùng chung sức với chúng tôi để bổ xung, chỉnh sửa cho trang kết nối của dòng họ Nguyễn được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn!   ..

XEM BÚT TÍCH CỦA CÁC HOÀNG ĐẾ TRIỀU NGUYỄN QUA CHÂU BẢN, MỘC BẢN

Thứ ba - 29/03/2016 17:17

XEM BÚT TÍCH CỦA CÁC HOÀNG ĐẾ TRIỀU NGUYỄN QUA CHÂU BẢN, MỘC BẢN

100 phiên bản tài liệu từ hai khối Châu bản và Mộc bản triều Nguyễn được trưng bày tại triển lãm “Triều Nguyễn với việc biên soạn chính sử qua Châu bản, Mộc bản - Di sản tư liệu thế giới” tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Hà Nội. Đây là những tài liệu có giá trị ghi lại quá trình biên soạn những cuốn sách sử lớn của vương triều Nguyễn như “Minh Mệnh chính yếu”, “Đại Nam thực lục”, “Đại Nam nhất thống chí”...


Châu bản là toàn bộ các văn bản hành chính của triều Nguyễn, bao gồm các tập tấu, sớ, chiếu, chỉ dụ... được đích thân nhà vua ngự lãm hoặc ngự phê bằng mực son, truyền đạt ý chí hoặc giải quyết các vấn đề chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, xã hội.... Mộc bản là những tấm gỗ khắc chữ Hán hoặc Nôm ngược, được in ra thành các cuốn sách, được dùng phổ biến ở Việt Nam trong thời kỳ phong kiến. Mộc bản triều Nguyễn được san khắc dười triều nhà Nguyễn (1802-1945), phản ánh mọi mặt trong đời sống xã hội Việt Nam. 

Cả hai loại tư liệu được trưng bày trong triển lãm đều là những tài liệu đặc sắc, phản ánh rõ nét và xác thực về sự quan tâm và chủ trương của các vị vua triều Nguyễn đối với việc biên soạn chính sử. Chủ trương này được thể hiện qua các biện pháp tổ chức thực hiện, cụ thể như việc tổ chức Quốc sử quán, tuyển bổ người biên soạn, kiểm duyệt, san khắc, in ấn cũng như bảo quản, sử dụng các bộ chính sử và các ván khắc in. 
 

Châu bản triều Nguyễn đã trở thành Di sản tư liệu thế giới từ ngày 14-5-2014, trong khi Mộc bản triều Nguyễn được công nhận vào ngày 31-7-2009. Cả hai nguồn tư liệu quý giá này đang được lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Hà Nội) và Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV (Đà Lạt, Lâm Đồng).
 

Triển lãm được mở cửa từ ngày 2-12-2015 đến 30-1-2016 tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (18 Vũ Phạm Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội). 

Một số hình ảnh tại triển lãm:
 

Bản dập Mộc bản về việc triều Nguyễn tổ chức khai trương Quốc sử quán vào ngày 6-5-1821 tại điện Cần Chánh
Ấn, kiềm, núm, đế ấn của Quốc sử quán
 
Tàng thư lâu - Nơi bảo quản sách sử
 
Vua Gia Long - vị vua đầu triều Nguyễn, người cho thành lập Sử cục, tiền thân của Quốc sử quán

Vua Khải Định (trái) và vua Bảo Đại 
 
Mộc bản và bản dập bìa sách "Đại Nam thập lục Chính biên Đệ nhị kỉ" ghi chép chính sử Việt Nam dưới thời vua Minh Mệnh
 
Ngày 5-10 năm Thiệu Trị thứ 4 (1844), vua dụ cho các Nội các ban thưởng yến tiệc và tiền bạc cho các Sử quan nhân dịp soạn xong sách "Liệt thánh thực lục tiền biên"
 
Tab liên quan: Di sản triều Nguyễn,  Mộc bản triều Nguyễn,  Châu bản triều Nguyễn,  Triều Nguyễn Việt Nam,  Tư liệu họ Nguyễn,  Tư liệu quốc gia, 

Nguồn tin: http://anninhthudo.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay25,710
  • Tháng hiện tại921,304
  • Tổng lượt truy cập28,714,786
Banner trai
Banner phai
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây