Trang tin này được lập ra với mục đích duy nhất là kênh kết nối với các trang chi tộc Nguyễn Việt Nam. Tìm hiểu lịch sử cội nguồn, ca ngợi những giá trị, công lao, tấm gương của anh linh tiên tổ, của các bậc tiền nhân từ đó tạo sự kết nối và hiểu biết thế sự về dòng họ Nguyễn cho hậu thế. Không mục đích chính trị, kinh doanh, vụ lợi. Với tất cả sự nhiệt tâm của ban quản trị... Trong quá trình xây dựng có thể còn sai sót , không phù hợp hoặc chưa đầy đủ, Ban quản trị rất mong bạn đọc thiện nguyện, nhiệt tình, đồng tâm góp ý, cung cấp các thông tin, bài viết, các tư liệu và địa chỉ của các trang chi tộc cùng chung sức với chúng tôi để bổ xung, chỉnh sửa cho trang kết nối của dòng họ Nguyễn được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn! | .. |
Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh là học trò xuất sức của chủ tịch Hồ Chí Minh nhà lãnh đạo kiên định và sáng tạo, người con ưu tú của quê hương Hưng Yên. Sinh thời dù bận lo trăm công nghìn việc người vẫn dành tình cảm và sự quan tâm đối với đảng bộ và nhân dân quê nhà....
Ngày 15 tháng 3 năm 2016, tại văn phòng Hội 45 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, nhạc sỹ Nguyễn Bá Môn đã trao tặng Hội người họ Nguyễn Việt Nam bản nhạc: “Tự hào họ Nguyễn Việt Nam” do nhạc sỹ sáng tác
Theo nghị quyết của Trung ương Hội người họ Nguyễn Việt Nam về việc sáng tác bài ca họ Nguyễn Việt Nam. Hưởng ứng lời kêu gọi của Hội ngày 23 tháng 4 năm 2015. Nhạc sỹ Nguyễn Đức Trung (V.D) đã gửi đến Hội nhạc và lời của bài ca họ Nguyễn Việt Nam tựa đề: “Tự hào họ Nguyễn chúng ta”.
Nguyễn Biểu người làng Bình Hồ, huyện Chi La, nay là Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ông đỗ Thái học sinh vào cuối đời nhà Trần, đầu đời nhà và mất trong một lần đi sứ phương Bắc.
Bậc chân tu dấn thân vì lợi ích dân tộc; không dấn thân vì lợi ích cá nhân, không vì cái đạo của riêng mình.
Ông Nguyễn An (1381-1453) là một người Lạc Việt, sống vào thời nhà Hồ (1400-1407), bị giặc Tàu thời nhà Minh (1368-1644) bắt ép về Tàu khi nước Việt bị giặc Tàu xâm lăng (1407-1427). Ông là một trong những công trình sư trụ cột đã tổ chức, thiết kế, vẽ kiểu và chỉ huy việc xây dựng Cố Cung (Tử Cấm Thành, Forbidden Palace), kinh thành Bắc Kinh, cung vua phủ chúa, trú sở của các quan, xây đê điều trị thủy dọc các sông như sông Hoàng Hà, và các công trình khác.
Chúa Nguyễn Hoàng thực sự là người có tài đức chỉ với tư cách là người trấn thủ nhưng ngài còn là một vị tướng mưu lược đồng thời cũng là một vị lãnh đạo khôn ngoan lại có lòng nhân đức thu phục hào kiệt vỗ về dân chúng và chăm lo phát triển kinh tế trong vùng mình trấn nhậm nên dân chúng Thuận Hóa rất cảm mến họ đã gọi ngài là Chúa Tiên
NGUYỄN THÁI HỌC là nhà cách mạng đầu tiên phác họa sách lược Dân Chủ Hóa toàn cõi Đông Dương. Lúc ấy ông mới 25 tuổi. Lòng yêu nước nồng nàn của người sinh viên anh hùng thể hiện qua tinh thần trách nhiệm, tinh thần bất khuất và tinh thần hy sinh vì quốc gia dân tộc, đã trở thành một thiên anh hùng ca và được lưu truyền muôn thuở. Tinh thần Nguyễn Thái Học là kim chỉ nam cho tuổi trẻ của mọi thế hệ nối gót ông trên con đường mang lại hòa bình và thịnh vượng cho Việt Nam.
Nguyễn Công Trứ quê ở làng Uy Viễn, nay là xã Xuân Giang huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ngay từ thuở còn hàn vi ông đã nuôi lý tưởng giúp đời, lập công danh, sự nghiệp: Làm trai đứng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông.
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là danh nhân văn hóa lỗi lạc, nhà thơ lớn, bậc hiền triết, nhà tiên tri đại tài, nhà giáo vĩ đại, bậc sư biểu được người đời tôn vinh, ngưỡng mộ. Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại cho hậu thế một di sản khá đồ sộ cả về chữ Hán và chữ Nôm, về văn thơ và bia ký. Đặc biệt, trong dân gian còn lưu hành nhiều câu sấm Trạng cũng như các tập sấm kí mang tên "Sấm Trạng Trình", phần lớn viết theo thể lục bát.
Hiếm có những danh tướng triều Nguyễn nào đã qua tuổi "cổ lai hy" mà vẫn chưa được nghỉ ngơi vì nước Nam lúc bấy giờ cần ông trấn giữ "Bắc Thành", tức Hà Nội ngày nay. Trong trận phá thành Hà Nội của Pháp năm 1783, ông bị thương và bị bắt. Theo "Đại Nam thực lục", người Pháp đem cháo và thuốc cho ông, ông đều phun nhổ cả ra, cam tâm chịu đói, chứ không chịu đầu hàng.
Nguyễn Khuyến (1835–1909). Người đời gọi Ông là Tam Nguyên Yên Đổ do ông học rộng tài cao, đổ ba Giải Nguyên, Hội Nguyên và Đình Nguyên. Ông làm quan triều Nguyễn và nổi tiếng thanh liêm, cương trực, không bức hại, cướp bóc, đàn áp dân lành. Các vị làm quan thời nay nên học cái gương của Ông mà tránh cái hủ lậu vơ vét, hối lộ, bè đảng, bán nước hại dân.
Nguyễn Phi Khanh Ông là người cha và là người thầy của bậc danh thần Nguyễn Trãi. Dù tài giỏi và có lòng với xã tắc, ông bị cái "cơ chế" giáo điều, suy vi cuối thời Trần loại bỏ, để đến đời nhà Hồ ông mới có dịp đem tài năng phụng sự quốc gia, nhưng 7 năm sau lại bị giặc Minh xâm lăng và bị đày ải.
Ông là nhân vật đặc biệt; kẻ trách người bênh xung quanh việc ông không ở luôn ngoài Tân Sở với vua Hàm Nghi và ông Tôn Thất Thuyết. Hậu thế đương đại có kẻ chỉ vì việc ông làm quan cho nhà Nguyễn, mà tuốt tuồn tuột hất sông đổ bể cả đời công lao giúp dân giúp nước của ông. Cảnh ông quan đại thần phụ chính bị giặc bắt, giặc đày đi Côn Đảo rồi đày biệt xứ sang Tahiti cho đến ngày mất, hẳn đã quá đủ để nhận ra ông là ai trong trăm ngàn bậc tiền nhân vị quốc vong thân.
La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp (1723-1804) Bậc sỹ phu chí khí thanh cao không bán linh hồn mình cho bè phái chính trị gian tà. Bậc sỹ phu đích thực ấy chỉ cống hiến sức mình cho bậc minh quân, người không chịu luồn cúi trước dã tâm của giặc Tàu. Bậc sỹ phu ngày nay nên học cái gương ấy để không thẹn với núi sông tiên tổ.
Tướng quân miền sông nước Nguyễn Khoái sinh trưởng trong một gia đình rất giàu có ở đất Hồng Châu. Năm 17 tuổi, cậu đã có sức khỏe phi thường. Có lần đi học về, gặp hai con trâu đánh nhau, cậu đã dũng cảm vào can bằng cách dùng mỗi tay cầm sừng của mỗi con trâu đẩy ra.
Học giả Nguyễn Văn Vĩnh là người thành công nhất trong việc đặt nền móng cho nền báo chí, dịch thuật và phổ biến chữ Quốc ngữ ở miền Bắc (Bắc kỳ) vào đầu thế kỷ 20.
Nguyễn Trãi là một vị anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa kiệt xuất, nhân vật toàn tài số một của lịch sử Việt Nam thời phong kiến. Là tác giả của tác phẩm: Bình Ngô Đại Cáo
Như Yết Kiêu, ông là người dân chài hiền hòa trở thành chiến binh dũng mãnh, rửa hờn cho nước đuổi giặc xâm lăng.
Nguyễn Du (1765-1820). Ông sống vào cuối nhà Lê đầu nhà Nguyễn.
Một trong những tác phẩm giá trị mà Ông để lại cho hậu thế là bài Ông viết về Ải Nam Quan khi đi sứ sang phương Bắc năm 1814, viết về biên giới Ải Nam Quan của ta được vạch rõ tự thời Lý, thời Trần.
Nguyễn Cảnh Chân Thủy tổ dòng họ Nguyễn Cảnh ở Nghệ An, sinh năm Ất Mùi (1355) quê ở làng Ngọc Sơn, huyện Nam Đường, Hoan Châu nay thuộc Thanh Chương tỉnh Nghệ An.
Sáng tác nhạc :Văn Vượng;lời thơ:Nguyễn Đình Hòa (chi 3);do các ca sỹ nhà hát kịch Hà Tĩnh trình bày.Đây là bài hát chính thống và đã trở thành "Tộc Ca" của dòng Họ Nguyễn - nhà thờ Họ ở Đội 6A,thôn Khang Ninh;xã Đức Nhân - huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh.Họ Nguyễn này có nguồn gốc từ làng Do Nha - Xã Hưng Nhân-huyện Hưng Nguyên - tỉnh Nghệ An.
Sáng tác: Nguyễn Cảnh Sáu
Trình bày: Đoàn Nghệ Thuật Quân Khu IV
Thể loại: Việt Nam, Nhạc Cách Mạng
Sáng tác: Đức Tần
Trình bày: songthuongaudio