Tập Đoàn Họ Nguyễn
HỆ THỐNG KẾT NỐI CÁC TRANG TIN CỦA HỌ NGUYỄN VIỆT NAM
  Trang tin này được lập ra với mục đích duy nhất là kênh kết nối với các trang chi tộc Nguyễn Việt Nam. Tìm hiểu lịch sử cội nguồn, ca ngợi những giá trị, công lao, tấm gương của anh linh tiên tổ, của các bậc tiền nhân từ đó tạo sự kết nối và hiểu biết thế sự về dòng họ Nguyễn cho hậu thế. Không mục đích chính trị, kinh doanh, vụ lợi. Với tất cả sự nhiệt tâm của ban quản trị... Trong quá trình xây dựng có thể còn sai sót , không phù hợp hoặc chưa đầy đủ, Ban quản trị rất mong bạn đọc thiện nguyện, nhiệt tình, đồng tâm góp ý, cung cấp các thông tin, bài viết, các tư liệu và địa chỉ của các trang chi tộc cùng chung sức với chúng tôi để bổ xung, chỉnh sửa cho trang kết nối của dòng họ Nguyễn được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn!   ..

THÔNG BÁO CỦA HỘI NGƯỜI HỌ NGUYỄN VIỆT NAM VỀ VIỆC DI DỜI MỘ BÀ TÀI NHÂN LÊ THỊ THỤY THỤC THUẬN – PHI TẦN VUA TỰ ĐỨC

Thứ hai - 24/07/2017 17:14

THÔNG BÁO CỦA HỘI NGƯỜI HỌ NGUYỄN VIỆT NAM VỀ VIỆC DI DỜI MỘ BÀ TÀI NHÂN LÊ THỊ THỤY THỤC THUẬN – PHI TẦN VUA TỰ ĐỨC

Việc ngội mộ của bà Tài Nhân Tài nhân Cửu giai Lê Thị thụy Thục Thuận, phi tần của vua Tự Đức bị Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Chuỗi Giá Trị do ông Lê Quốc Tuấn làm giám đốc đã tự ý san ủi đã làm dây lên sự không đồng lòng không chỉ của những người con họ Nguyễn Phúc mà cả người người con họ Nguyễn Việt Nam.

   Ngày 26/7/2017 Hội người họ Nguyễn Việt Nam đã làm công văn gửi tất cả những cơ quan có lien quan đến công việc này. Toàn văn công văn đó như sau:

Kính gửi:Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc Tộc Việt Nam

  • Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc Tộc Việt Nam
  • UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
  • UBND thành phố Huế
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế
  • Sở KH-ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế
  • UNESCO Thế giới tại Việt Nam
  • UNESCO Việt Nam

Nhớ về Tổ tiên, giữ dìn bảo vệ những di tích Tổ tiên để lại là nét đẹp văn hóa của người Việt mà không một thế lực kể cả ngoại bang đô hộ nước ta hàng thế kỷ cũng không làm mất đi được. Đây cũng là nguồn cội để cho nước Việt tồn vong mãi mãi.
Ai sinh ra cũng đều có cha, có mẹ, đó là qui luật tự nhiên và ai cũng ước mong được đền ơn đáp nghĩa, mong cho cha mẹ được “mồ yên mả đẹp”.
Đất nước Việt Nam được tự hào có một thành phố mà ở đó Nhà Nguyễn đã để lại nhiều di sản cho dân tộc Việt Nam, một số di sản đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới như Nhã nhạc cung đình Huế, Quần thể di tích Cố đô Huế hoặc Mộc bản triều Nguyễn. Giáo sư sử học Việt Nam Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nhận xét rằng:

Chưa có một thời kỳ lịch sử nào để lại cho dân tộc ba di sản văn hoá được thế giới công nhận và tôn vinh với những giá trị mang ý nghĩa toàn cầu như vậy”.( Hội thảo triều Nguyễn, chúa Nguyễn: Nhìn nhận lại khách quan, khoa học, công bằng ngày 18/10/2008)

Chính vì lẽ đó mà đất nước Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế, thành phố Huế nói riêng đã được hưởng từ những di sản Văn hóa đó. Thành phố Huế đã trở thành điểm du lịch được xếp hạng hàng nhất nhì thế giới. Hàng năm đã đón hàng triệu du khách trong và ngoài nước. Du lịch Huế đã trở thành mũi nhọn kinh tế cho thành phố Huế và cả tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nói về Nhà Nguyễn  Giáo sư Trần Quốc Vượng đã nhận định trên tờ "Sông Hương" (Huế) vào năm 1987 “Có thời nhà Nguyễn chúng ta mới có một Việt Nam hoàn chỉnh như ngày nay". Hay Giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã nhấn mạnh "cần thiết phải khẳng định công lao của các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong việc mở mang bờ cõi, thống nhất đất nước, phát triển giáo dục, văn hóa. Những gì được coi là "tội" của các vua chúa Nguyễn cũng phải được xem xét lại cho thật công bằng". (Báo Pháp luật ngày 1/10/2008).

Là người con mang trên mình hai chữ họ Nguyễn không phân biệt là Nguyễn Phước, Nguyễn Văn, Nguyễn Huy, Nguyễn Duy, Nguyễn Đức… chúng ta đều tự hào về Tổ tiên, ông cha chúng ta đã có công với đất nước Việt Nam này.

Việc giữ dìn và bảo tồn những di sản văn hóa dòng họ không chỉ là trách nhiệm của những người con họ Nguyễn hôm nay mà chính là tiếng gọi thiêng liêng như một yêu cầu của Tổ tiên ông cha chúng ta vậy.

Ngày 19/6/2017 Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Chuỗi Giá Trị do ông Lê Quốc Tuấn làm giám đốc đã tự ý san ủi ngôi mộ bà Tài Nhân Tài nhân Cửu giai Lê Thị thụy Thục Thuận, phi tần của vua Tự Đức để làm bãi đỗ xe cho khách du lịch thăm quan Lăng Tự Đức - Lăng Đồng Khánh. Đây là một việc làm vô cùng phi đạo đức và vi phạm pháp luật theo Khoản 1, Điều 319 và Mục a, Khoản 1, Điều 319 Bộ luật Hình sự về tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt của người khác.  

Được biết UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có công văn “Thống nhất di dời lăng mộ khỏi phạm vi thực hiện bãi đỗ xe tham quan lăng Tự Đức - lăng Đồng Khánh”. Trong  buổi họp báo thường kỳ quý 2 của UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế diễn ra chiều nay 18.7.2017,  Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế Nguyễn Dung cho biết đây là vấn đề mà lãnh đạo tỉnh nói chung và bản thân ông rất trăn trở. “Tôi đã chủ trì cuộc họp với tất cả các ban ngành liên quan và đã hỏi từng người một, ai cũng nói nên di dời. Tôi cũng đã hỏi từng vị lãnh đạo tỉnh và tất cả cũng đều nói phải di dời”, ông Dung nói.(Báo 18/07/2017 Thanh Niên Online). Xin hỏi ông là những ai đồng tình đây là ý kiến của các ông lãnh đạo hay là của người dân Tp. Huế.

Hay nói như ông Nguyễn Thiên Bình, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao khẳng định ngôi mộ không nằm trong danh mục di tích lịch sử văn hóa, không có giá trị về lịch sử, kiến trúc và cũng không phải là nhân vật lịch sử quan trọng. Nên để bảo đảm công bằng như những ngôi mộ khác đã di dời, quan điểm của Sở là đề nghị di dời. Thử hỏi ông nếu quần thể di tích cố đô Huế không có những khu lăng tẩm thì có tạo nên quần thể di sản này không? Còn ngôi mộ không phải là nhân vật lịch sử thì đây là vua Tự Đức cũng cần phải được lưu tâm. Về tính công bằng ông nói ở đây? Chẳng nhẽ để có sự công bằng phải di rời tất cả các ngôi mộ hiện có trong khu di tích? Việc đó có cần thiết không khi còn có những giải pháp mà không ảnh hưởng tới quy hoạch mới phục vụ cho phát triển du lịch.

Ông cha ta ngày xưa cũng như chúng ta ngày nay rất coi trọng nơi đặt mộ người đã khuất, phải xem phong thủy, tuổi, lúc mất để mà quyết định vị trí đặt lăng mộ và nó thuộc về tâm linh của người Việt. Vị trí đặt ngội mộ cho bà Tài Nhân Tài nhân Cửu giai Lê Thị thụy Thục Thuận, phi tần của vua Tự Đức chắc chắn đã được Nhà Nguyễn thời đương chiều lựa chon chu đáo.

Việc di dời ngôi mộ đi chỗ khác là việc bất đắc dĩ khi không còn giải pháp nào khác. Theo ý kiến của Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đề nghị quy hoạch lại bãi đỗ xe theo hướng cắt phần diện tích có mộ phần của bà Tài nhân Cửu giai ra khỏi dự án để tiến hành tôn tạo ngôi mộ tại vị trí cũ.( Báo 12/07/2017 Thanh Niên Online).

Con cháu Nguyễn Phúc Tộc ở Huế bên ngôi mộ dựng tạm ngay tại vị trí phát hiện huyệt mộ. ảnh Tam Kỳ

PGS-TS Đỗ Bang, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên-Huế, cho rằng: “Đối xử với người quá cố như thế là không được” cả Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế và về mặt quản lý nhà nước UBND TP.Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đều phải có ứng xử phù hợp. Việc ứng xử này, không chỉ về pháp lý mà còn là đạo lý, nhân văn đối với một người quá cố, một nhân vật gắn liền với một triều đại lịch sử. Theo tôi, bây giờ phải tôn trọng nguyện vọng của con cháu Nguyễn Phúc Tộc, nếu họ muốn giữ nguyên thì phải giữ nguyên. Theo đó về huyệt mộ phải giữ nguyên trạng, thi hài để nguyên như vậy và xây lại lăng mộ theo quy cũ của thế kỷ trước. Về lâu về dài, ngôi mộ sau này có thể sẽ trở thành một điểm tham quan của di tích. Về tâm linh, giữ nguyên như vậy đôi khi là điều hay cho bãi đỗ xe”, ông Đỗ Bang nói. (Báo 08/07/2017 Thanh Niên Online).

Nhà nghiên cứu lịch sử Dương Phước Thu cho rằng: “Nếu nhà đầu tư biết cách phục hồi, tôn tạo lại ngôi mộ ngay tại vị trí cũ, thì không những không ảnh hưởng gì lớn đến bãi đỗ xe mà còn làm tăng giá trị của dự án". (Báo 08/07/2017 Thanh Niên Online).

Ông Tôn Thất Viễn Bào, Chủ tịch Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc Tộc, cho biết: “Nguyện vọng trước sau như một của con cháu Nguyễn Phúc Tộc là mong muốn phục hồi lại tẩm mộ cho bà Tài nhân ngay tại vị trí cũ”.

Vậy Hội người họ Nguyễn Việt Nam làm công văn này kính đề nghị với các đơn vị chức năng kể trên thực hiện theo nguyện vọng của Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc Tộc, của những người con họ Nguyễn cả nước nói chung cũng như của người dân Việt biết tôn trọng bảo tồn di tích lịch sử do ông cha để lại là “phục hồi lại tẩm mộ cho bà Tài nhân ngay tại vị trí cũ”.

TM / HỘI NGƯỜI HỌ NGUYỄN VIỆT NAM
Chủ tịch:
 Ts. Nguyễn Văn Kiệm

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 4 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay64,339
  • Tháng hiện tại196,342
  • Tổng lượt truy cập25,259,714
Banner trai
Banner phai
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây