Tập Đoàn Họ Nguyễn
HỆ THỐNG KẾT NỐI CÁC TRANG TIN CỦA HỌ NGUYỄN VIỆT NAM
  Trang tin này được lập ra với mục đích duy nhất là kênh kết nối với các trang chi tộc Nguyễn Việt Nam. Tìm hiểu lịch sử cội nguồn, ca ngợi những giá trị, công lao, tấm gương của anh linh tiên tổ, của các bậc tiền nhân từ đó tạo sự kết nối và hiểu biết thế sự về dòng họ Nguyễn cho hậu thế. Không mục đích chính trị, kinh doanh, vụ lợi. Với tất cả sự nhiệt tâm của ban quản trị... Trong quá trình xây dựng có thể còn sai sót , không phù hợp hoặc chưa đầy đủ, Ban quản trị rất mong bạn đọc thiện nguyện, nhiệt tình, đồng tâm góp ý, cung cấp các thông tin, bài viết, các tư liệu và địa chỉ của các trang chi tộc cùng chung sức với chúng tôi để bổ xung, chỉnh sửa cho trang kết nối của dòng họ Nguyễn được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn!   ..

NGUYỄN THÁI BẠT - TIẾN SĨ ,HOÀNG GIÁP THỜI LÊ SƠ

Thứ ba - 29/03/2016 21:43

NGUYỄN THÁI BẠT - TIẾN SĨ ,HOÀNG GIÁP THỜI LÊ SƠ

Cụ Nguyễn Thái Bạt, sinh vào thời triều vua Lê Hiến Tông, niên hiệu Cảnh Thống thứ 6, tại Xã Bình Lãng – Tổng Ngọc Trục – Huyện Cẩm Giàng – Phủ Thượng Hồng – Trấn Hải Dương, nay là: Thôn Bình Phiên - Xã Ngọc Liên - Huyện Cẩm Giàng - Tỉnh Hải Dương. Cụ sinh trưởng trong gia đình nho sĩ lâu đời, dòng dõi thi thư trâm anh thế phiệt.
Thân Phụ là Nguyễn Văn Hanh -Thân Mẫu là Lê Thị Đạt sinh cụ ngày 10 tháng Giêng năm Giáp Tý (1504), thân mẫu đã sinh ra Cụ một cậu con trai tư thiên khác lạ, khôi ngôi tuấn tú, đặt tên là Thái Bạt. Từ nhỏ đã nổi tiếng là thần đồng, cuộc đời của cụ Nguyễn Thái Bạt, gắn liền với triều đại nhà Lê đặc biệt là hậu Lê sơ, sinh ra phải thời loạn lạc, các thế lực phong kiến cuối Lê sơ, tranh dành nhau quyền lực, thao túng lộng quyền nhà vua, vua còn trẻ, ham mê rượu chè, tửu sắc, bỏ bê triều chính, không chăm lo cho đời sống nhân dân, các cuộc đấu tranh vì quyền lực nổ ra khắp mọi nơi, khiến dân chúng khổ cực lầm than.
Quê hương Bình Lãng sinh ra Cụ là mảnh đất địa linh nhân kiệt có, truyền thống khoa bảng, nhiều người đỗ đạt Tiến Sĩ nho học.
Từ đó đã hun đúc tinh thần, ý trí nghị lực của cụ Nguyễn Thái Bạt.

SỰ NGHIỆP KHOA BẢNG

Năm 1511 (7 tuổi), Cụ theo học thày Nguyễn Văn Vận
Năm 1516 (13 tuổi), cụ Nguyễn Thái Bạt đã tinh thông kinh sử. Vua mới lên ngôi ban truyền khắp thiên hạ: Người nào thông minh, tài trí, chính trực được dự thi Hương. Cụ tham dự khoa thi Hương cống, đỗ Hương Cống thứ 3. 
Vinh qui bái tổ xong xuôi Cụ xin phép Cha Mẹ, đi xem xét dân tình. Cụ đến xã Lai Cách về sau đổi thành Phan Xá - Huyện Phù Cừ - Đạo Sơn Nam Thượng. Sau lại đổi thành Phủ Khoái Châu thuộc thành Thăng Long, sau thuộc về Hưng Yên. Thấy môt khu đất có địa thế phong thủy đẹp, người dân nơi đây còn chất phác, thô lậu, học lực kém cỏi, ít kiến văn. Ngay trong hôm đó, Cụ truyền cho nhân dân dựng nhà học Cụ dạy văn học cho dân. Vài năm sau người dân đã biết chữ, kiến thức văn học cũng nâng lên, trở thành một vùng đất có lễ nghĩa, Cụ đã dạy học 4 năm tại Phan Xá.
Thời gian này Cụ Nguyễn Thái Bạt, vẫn tự miệt mài kinh sử, đón chờ thi Hội, thi Đình.
Năm 1520 (17 tuổi) đời vua Lê Chiêu Tông niên hiệu Quang Thiệu thứ 5. Mùa hạ, tháng 4, khi ấy vua ra chiếu truyền cho các văn thần ở các địa phương lên kinh thành để dự thi Hội, thi Đình. Đầu bài Văn Sách vua ra hỏi về: Chính sách trọng dụng nhân tài, cụ Nguyễn Thái Bạt ứng đáp, vua cho Cụ đỗ Đình Nguyên (Thủ khoa) - Tiến Sĩ xuất thân - Hoàng Giáp, quan Hàn Lâm ở Viện Hiệu Lý.

PHÒ LÊ DIỆT MẠC
Ngày 27-7-1522, vua Lê Chiêu Tông chạy ra ngoài, Đăng Dung lập em vua là Xuân lên ngôi. Trịnh Tuy, bắt vua Lê Chiêu Tông về Châu Lang Chánh, Thanh Hóa. Cụ Nguyễn Thái Bạt, cùng thày dạy là cụ Nguyễn Văn Vận hộ giá phò vua về Tây Kinh - Thanh Hóa. Đăng Dung đánh chiếm tây kinh Thanh Hóa bắt vua Lê Chiêu, sai đồ đảng là Phạm Kim Bảng, giết vua Lê Chiêu Tông. Dân chúng thương tiếc vua, căm giận nghịch tặc Đăng Dung,
Cụ Nguyễn Thái Bạt từ quan trở về quê Bình Lãng - Cẩm Giàng -Hải Dương. Rồi lại đến Trang Phan Xá dạy học, Đăng Dung cho hạ thần dò hỏi tìm cụ Nguyễn Thái Bạt, ép vời vào cung.
Ngày 15-3-1527 cụ Nguyễn Thái Bạt từ Phan Xá -Tông Phan- Phù Cừ- Hưng Yên, về quê Bình Lãng - Cẩm Giàng - Hải Dương trở lại kinh thành
Mạc Đăng Dung cho thảo tờ chiếu giả, cướp ngôi nhà Lê, các quan đến chúc mừng
Cụ Nguyễn Văn Vận từ ngoài tiến đến trước ngai vàng, Ông xuất kỳ cầm cái hốt đánh thẳng vào mặt y. Đăng Dung tránh được, nên cái hốt đánh không trúng mặt y. Túc vệ phía sau điện vội xông ra bắt Cụ Nguyễn Văn Vận lôi tuột đi.
Cụ Lê Tuấn Mậu tiến vào, khi tới gần Đăng Dung, Cụ ném hòn đá giấu sẵn trong tay áo vào mặt y. Viên đá sượt qua mặt Đăng Dung làm xây xát da mặt.Túc vệ vội chạy ra lôi Cụ Lê Tuấn Mậu đi.
Đến lượt cụ Nguyễn Thái Bạt, túc vệ khám xét kỹ lưỡng thấy không có vật gì khả nghi mới dám cho vào. Với tư tưởng :Trung thần không thờ 2 vua, Cụ giả vờ mắt kém, đi loạng choạng để được đến gần rồi, thản nhiên chỉ vào mặt Mạc Đăng Dung mắng chửi: Cụ khom lưng tiến tới trước Đăng Dung như để lạy mừng. Bất ngờ Cụ nhổ thẳng vào mặt Đăng Dung, rồi Cụ đập đầu xuống thềm điện tử tiết Đăng Dung hốt hoảng vội ra lệnh bãi chầu
Để cướp được ngôi vua Đăng Dung đã giết hai đời Vua và Thái Hậu, cho nên sử sách đời sau gọi Đăng Dung là nghịch tặc Ngụy Mạc, tiếm ngôi.

VINH DANH SỬ XANH
THÀNH HOÀNG THÔN PHAN XÁ- TỐNG PHAN - PHÙ CỪ -HƯNG YÊN   
Năm 1572 sau khi Cụ mất 45 năm Vua Lê Anh Tông sắc chuẩn bản Thần tích: Thái Bạt linh ứng Đại Vương cho thôn Phan Xá- Xã Tống Phan- Huyện Phù Cừ- Tỉnh Hưng Yên thờ phụng, bài vị thờ tại Đình làng Phan Xá còn dòng chữ:
Lê Triều Bảng Nhãn, Hàn Lâm Thị Thư Nguyễn Công Húy
Thái Bạt lịch phong Trung liệt Đại Vương Đương cảnh Phúc  Thần.
CÂU ĐỐI CÒN GHI
Phù Lê cừu Mạc thanh danh hiển hách tráng sơn hà
Thỏa diện can trung nghĩa khí anh hùng lưu vạn cổ.
Ngôi Đình đã được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh; tế lễ tổ chức 10 tháng 03 Âm lịch hàng năm.

ĐỀN TIẾT NGHĨA PHÚC THẦN
Tháng 11-1666, sau ngày cụ Nguyễn Thái Bạt mất 139 năm nhà Lê Trung Hưng, Ngụy Mạc diệt vong tại Cao Bằng, Vua Lê Huyền Tông Sắc phong ban thưởng tuyên dương công trạng, cho 13 người bầy tôi tử tiết;
Cụ Nguyễn Thái Bạt được vua cho xây dựng Đền Tiết Nghĩa Phúc Thần tại Thôn Bình Phiên - Ngọc Liên - Cẩm Giàng - Hải Dương. Gia tặng Dực bảo trung hưng 
Tiết Nghĩa Phúc Thần -Thụy: Cương Trực; Các đời vua sau đều có sắc phong cho Cụ tại ngôi ngôi đền này.

ĐẠO SẮC PHONG LÊ CHIÊU THỐNG NGUYÊN NIÊN 1787
Sắc ban cho vị Đại Vương thi đỗ khoa Canh Thìn bậc Đệ nhị giáp Tiến Sĩ Xuất thân, giữ chức Hiệu lý ở Hàn lâm viện là Nguyễn Quí Công, thụy Cương Trực. Đại Vương văn võ toàn tài, kinh luân đại dụng; công lao một đời, thế gia vọng tộc. Như đất trời ức niên trường cửu, âm thầm phù trợ quốc gia, để lại phúc lành mãi mãi. Ngày nay bao phong khen thưởng, ghi vào điển chương. Vì có công lao âm phù Hoàng gia, phục hồi chính sự; theo lễ đáng được nâng bậc. Nên gia phong là:
Văn đức hạnh, Tiết khí khái, Chính nghĩa minh đạo; Giữ yên đất nước, bảo vệ nhân dân, Hùng tài, Vĩ lược; An dân, Trí tuệ, Anh mẫn, Đặc đạt, Chính trực, Minh đạo, Lý tố Hàm trung, Tế thế Hồng ân, Đại lược Hồng mô, Đôn tín Anh nghị, Hậu đức Mậu công Đại Vương.
Nay ban sắc.
Ngày 22 tháng 3 niên hiệu Chiêu Thống Nguyên niên (1787)

CÂU ĐỐI CỦA ĐỀN THỜ
Đối Mạc  sơn  hà  song  nhỡn  bạch
Phù Lê xã tắc nhất tâm đan
Tế lễ tổ chức tại đền Tiết Nghĩa Phúc Thần vào ngày 14 tháng giêng Âm lịch hàng năm.

LĂNG MỘ - CỐT KHÍ.
Hài cốt của cụ Nguyễn Thái Bạt - Thụy Cương Trực, cùng phu nhân Chu Thị … Thụy Ngọc Chiêu, yên nghỉ tại Thôn Tứ Kỳ Thượng - Xã Ngọc Kỳ - Huyện Tứ Kỳ -Tỉnh Hải Dương.
Phần Lăng Mộ được hậu duệ Chi tộc Tứ Kỳ - Bình Giang, thờ cúng mấy trăm năm nay. Năm 2009, tiến hành xây dựng Lăng Mộ. Được thiết kế theo lối hiện đại kết hợp với cổ truyền, tương xứng tầm vóc của Quan Triều, hậu duệ hàng năm dâng hương kính viếng, tưởng nhớ công lao to lớn vì nước vì dân của Cụ. Cúng tế được tổ chức vào 20 tháng 8 âm lịch hàng năm

GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG.
Thế hệ hôm nay và mai sau mỗi khi nhắc đến cụ Nguyễn Thái Bạt, là nhớ đến truyền thống yêu nước, thương dân của Cụ, tấm lòng sự kiên trung, ngay thẳng của Cụ. Là nhân vật lịch sử của tỉnh Hải Dương, Cụ đã đóng góp làm rạng rỡ truyền thống anh dũng của dân tộc nói chung, truyền thống quê hương Hải Dương nói riêng. Cụ là niềm tự hào của nhân dân Bình Phiên, mảnh đất địa giàu truyền thống hiếu học khoa bảng, đã sinh ra Quan Tiết - Nguyễn Thái Bạt.
Đồng thời Cụ cũng là niềm tự hào của người dân thôn Phan Xá - Xã Tống Phan - Huyện Phù Cừ - Tỉnh Hưng Yên, dù đi đâu, ở nơi nào họ đều, ghi nhớ công ơn trời biển của Thành Hoàng Nguyễn Thái Bạt, từ ngày được Thành Hoàng khai sáng, đã có trên năm mươi Tiến Sĩ - Thạc Sĩ, thật đáng tự hào cho truyền thống hiếu học của dân làng.
Sự Can trung và nghĩa khí của cụ Nguyễn Thái Bạt đã tỏ rõ khí tiết bất khuất, trung thành với lý tưởng vì nước, vì dân, cũng là tinh thần của nhân dân ta, đời đời không chịu khuất phục, không chịu mất tính dân tộc. Vậy đó là một giai thoại nên ghi nhớ, đáng được tôn vinh, nhắc lại cho thế hệ mai sau noi gương học tập.

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay44,662
  • Tháng hiện tại2,295,858
  • Tổng lượt truy cập32,246,290
Banner trai
Banner phai
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây