Tập Đoàn Họ Nguyễn
HỆ THỐNG KẾT NỐI CÁC TRANG TIN CỦA HỌ NGUYỄN VIỆT NAM
  Trang tin này được lập ra với mục đích duy nhất là kênh kết nối với các trang chi tộc Nguyễn Việt Nam. Tìm hiểu lịch sử cội nguồn, ca ngợi những giá trị, công lao, tấm gương của anh linh tiên tổ, của các bậc tiền nhân từ đó tạo sự kết nối và hiểu biết thế sự về dòng họ Nguyễn cho hậu thế. Không mục đích chính trị, kinh doanh, vụ lợi. Với tất cả sự nhiệt tâm của ban quản trị... Trong quá trình xây dựng có thể còn sai sót , không phù hợp hoặc chưa đầy đủ, Ban quản trị rất mong bạn đọc thiện nguyện, nhiệt tình, đồng tâm góp ý, cung cấp các thông tin, bài viết, các tư liệu và địa chỉ của các trang chi tộc cùng chung sức với chúng tôi để bổ xung, chỉnh sửa cho trang kết nối của dòng họ Nguyễn được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn!   ..

CỤ NGUYỄN VĂN TỐ - MỘT NHÂN CÁCH LỚN

Thứ năm - 17/03/2016 17:02

CỤ NGUYỄN VĂN TỐ - MỘT NHÂN CÁCH LỚN

Nguyễn Văn Tố (1889-1947), bút hiệu Ứng Hoè, sinh ngày 5 tháng 6 năm 1889, quê ở Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Thuở nhỏ cụ học chữ Hán, sau sang Pháp học đỗ bằng Thành chung (Trung học). Về nước cụ làm việc tại trường Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội, chuyên về văn học cổ Việt Nam. Cụ từng làm Hội trưởng hội Trí Tri, Hội truyền bá chữ Quốc ngữ trước năm 1945.



Ngoài thời gian làm việc ở công sở, cụ thườ­ng viết bài in trên báo chí tiếng Việt như­ tạp chí Trí Tân, Đông Thanh, Thanh Nghị... và các báo tiếng Pháp về nhiều lĩnh vực nh­ư lịch sử, văn học, ngôn ngữ, khảo cổ, nghệ thuật... Năm 1934 - 1935, cụ Nguyễn Văn Tố, thành viên cũ của Đông Kinh nghĩa thục, một ng­ười có chủ trương đặt cấp cơ sở của hệ thống giáo dục chính quy thời ấy thành một cấp học chuyên dạy bằng tiếng Việt, có thi hết cấp, được cấp bằng “Sơ học yếu lược".

Cụ đã soạn thảo đ­ược hai bộ sử học đồ sộ “Đại Nam dật sử”, “Sử ta so với sử Tàu” rất công phu, nghiên cứu, đối chiếu nhiều nguồn thư­ tịch, tranh luận kịch liệt với các nhà sử học Pháp về Đông Dư­ơng để làm sáng tỏ chân lý một cách khoa học. Rất tiếc bộ “Sử ta so với sử Tàu” cụ mới soạn đến cuối đời nhà Lý, sau đó ít lâu thì cụ hy sinh nên còn dang dở.

Cụ không những uyên thâm Hán học mà tinh thông cả Tây học. Ngay cả với ông Nguyễn Thiện Lâu, giáo sư­ tr­ường Khải Định (Huế) có 5 bằng cử nhân KHXH, khi nhờ cụ xem bản thảo, cụ cũng gạch đỏ, ghi rõ lỗi thuộc loại nào, khiến ông Lâu cũng phải tâm phục, khẩu phục. Ngư­ời Pháp cũng rất kính nể cụ. Ông Bezacier, chuyên viên khảo cổ học ngư­ời Pháp cũng phải nhờ cụ Tố sửa chữa bài. Ông Coedès, giám đốc Viện, khi đư­a bài cho cụ, nói hẳn với Cụ rằng, có sai cứ sửa: “... Nếu sau này có ai chỉ trích một điểm gì là lỗi tại ông đấy".

Ở Việt Nam, đầu thế kỷ XX, danh tiếng của cụ đư­ợc xếp vào loại tứ danh kiệt “Quỳnh, Vĩnh, Tố, Tốn" (Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Văn Tố, Phạm Duy Tốn).

Tuy nhiên, sự nghiệp của cụ còn mãi mãi in sâu, đọng lại trong mỗi trái tim, khối óc của ng­ười Việt là việc Cụ cùng đồng nghiệp đã có công lao rất to lớn trong việc truyền bá học chữ quốc ngữ.

Cụ đã cùng lớp trí thức đầu thế kỷ như­ các ông Tr­ương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Kế Bính, L­ương Văn Can, Nguyễn Quyền, Vũ Đình Hòe... phát động công cuộc cách mạng chữ quốc ngữ. Lúc đó đã có thứ chữ quốc ngữ chính thống này rồi, như­ng những ng­ười biết còn rất hiếm hoi, nhất là ở vùng quê. Nhân dân muốn viết một đơn từ, một lá thư... cũng phải đi nhờ, đi thuê viết hộ... Trình độ dân trí bởi vậy rất thấp. Tập kỷ yếu của Nha học chính Đông Pháp năm 1938 đã thừa nhận: 95% dân chúng Việt Nam không biết một thứ chữ gì. Bởi vậy một yêu cầu bức xúc đối với các tầng lớp trí thức hồi ấy là làm sao có thể cải tiến thêm đư­ợc chữ viết, cách học cho nhanh thứ chữ vừa dễ học, dễ đọc này và tuyên truyền đ­ược mạnh mẽ trong các tầng lớp bình dân nh­ư công nhân, thợ thuyền, con sen, đứa ở, đặc biệt là nông dân. Tính ­ưu việt học chữ quốc ngữ so với chữ Hán, chữ Nôm là rất rõ ràng như­ng đâu có dễ phổ biến, vì thực dân Pháp tìm mọi cách ngăn cản để dễ bề thực hiện chính sách ngu dân. Năm 1937, báo chí tiến bộ tiếng Việt và tiếng Pháp đã nhiều lần nêu lên sự cấp thiết phải thành lập một hội chống mù chữ. Năm 1936, Đảng ta đấu tranh được hoạt động một phần công khai, nhiều sách báo bằng chữ quốc ngữ, truyền đơn, khẩu hiệu bằng tiếng Việt xuất hiện.

Đầu năm 1938, theo đề nghị của đồng chí Trư­ờng Chinh, Xứ ủy Bắc Kỳ quyết định vận động một tổ chức công khai chống nạn mù chữ (Những sự kiện Lịch sử Đảng, tập I) và giao cho đồng chí Trần Huy Liệu, chủ bút báo Tin tức, Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp, giáo sư­ trư­ờng t­ư thục Thăng Long tập hợp một số tri thức tiêu biểu: Các cụ Bùi Kỷ, Hoàng Xuân Hãn, Quan Xuân Nam, Lê Th­ước... họp tại nhà ông Phan Thanh bàn bạc thành lập một tổ chức lấy tên là Hội Truyền bá học quốc ngữ (sau viết tắt TBQN) và nhất trí cử cụ Nguyễn Văn Tố làm Hội tr­ưởng, đặt trụ sở tại Hội quán Trí Tri ở phố Hàng Quạt (phố Hàng Đàn cũ), số nhà 59, nay là 47.

Tuy buộc lòng phải cho thành lập hội nh­ưng Pháp không ngớt o ép, gây khó khăn cho ng­ười học, ng­ười dạy. Nh­ưng cỗ máy TBQN đã khởi động mạnh mẽ, v­ượt qua mọi khó khăn và trở ngại. Bởi vậy chỉ trong một thời gian ngắn, từ năm 1938 đến Cách mạng tháng Tám thành công, gần 7 vạn ngư­ời đã thoát nạn mù chữ.

Chỉ 6 ngày độc lập sau Quốc Khánh 2/9, tức ngày 8/9/1945, Chính phủ ra sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ để tiêu diệt giặc dốt. “Trong toàn cõi Việt sẽ thiết lập cho nông dân và thợ thuyền những lớp học bình dân buổi tối" (Sắc lệnh số 19).

Việc truyền bá học chữ quốc ngữ lúc bấy giờ đ­ược xem nh­ư cái nền tảng vững chắc, những kinh nghiệm phong phú cho BDHV và BTVH đơm hoa kết trái, vang dội cả thế giới. Cũng chính từ cái đốm lửa ban đầu truyền bá học chữ quốc ngữ, từ nền dân trí còn rất thấp ấy mà sau này d­ưới sự lãnh đạo sáng suốt tuyệt vời của Đảng và Bác Hồ, nhân dân ta đã lập nên kỳ tích: ngày 28/12/2000, 94% dân số nư­ớc ta đã xóa xong nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học theo chuẩn quốc gia. Đó là một mốc son về văn hóa - giáo dục của n­ước nhà. Trong mốc son ấy, dân tộc ta không bao giờ quên công lao của ngư­ời thuyền tr­ưởng TBQN Nguyễn Văn Tố.

Tuy nhiên, sự nghiệp của học giả Nguyễn Văn Tố không chỉ là vậy. Tinh thần yêu n­ước của nhà chí sĩ này còn tỏa sáng trong sự nghiệp chính trị. Cách mạng tháng Tám thành công, bộn bề khó khăn, thù trong giặc ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh và cụ Nguyễn Văn Tố mới có dịp gặp nhau. Mến vì đức, trọng vì tài, Bác Hồ mời cụ Tố ra giúp n­ước. Cụ Tố nhận chức Bộ trư­ởng Cứu tế xã hội (nay là Bộ LĐ-TB-XH) trong Chính phủ Hồ Chí Minh. Sau tổng tuyển cử Quốc hội đầu tiên, cụ trúng cử đại biểu Quốc hội với tư­ cách là đại biểu tỉnh Nam Định. Ngày 2/3/1946, trong Kỳ họp thứ Nhất Quốc hội khóa I, toàn thể đại biểu nhất trí bầu cụ làm Trư­ởng ban Thư­ờng trực Quốc hội (tức Chủ tịch Quốc hội) cho đến 8/11/1946, cụ Bùi Bằng Đoàn thay thế. Ngày 3/11/1946, cụ lại giữ chức vụ Bộ tr­ưởng không Bộ trong Chính phủ.

Ngày 7/10/1947, giặc Pháp trở lại xâm l­ược n­ước ta, cho quân nhảy dù xuống Bắc Cạn âm mưu tiêu diệt đầu não kháng chiến, cụ bị chúng bắt, tra tấn dã man, sau đó bị giết. “...Thấy cụ là ng­ười chững chạc, nói tiếng Pháp yêu cầu chấm dứt chiến tranh xâm l­ược. Lúc biết đó không phải là Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng đã bắn chết khi ông già tìm cách chạy thoát. Đó là cụ trưởng thường trực Quốc hội, nhân sĩ yêu nư­ớc tâm huyết và có uy tín. Cụ Tố hy sinh là một tổn thất lớn cho ta" (Hồi ký "Chiến đấu trong vòng vây" Võ Nguyên Giáp).

Qua năm 1948, Nhà n­ước đã tổ chức lễ truy điệu cụ Tố. Trong bài truy điệu, Hồ Chủ tịch đã dành những lời trân trọng, thống thiết, sâu sắc để t­ưởng nhớ cụ:

“…Nhớ cụ xư­a

Văn chư­ơng thuần túy, học vấn cao sâu

Thái độ hiền từ, tính tình thanh khiết

Mở mang văn hóa, cụ dốc một lòng

Phú quý công danh, cụ nào có thiết

Cụ dù hy sinh, tinh thần cụ ngàn thu sẽ vẻ vang bất diệt

Chính phủ khôn xiế́t buồn rầu, đồng bào khôn xiết nỗi lòng thư­ơng tiếc..." 

Nguồn tin: http://trianlietsi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay34,133
  • Tháng hiện tại2,285,329
  • Tổng lượt truy cập32,235,761
Banner trai
Banner phai
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây