Tập Đoàn Họ Nguyễn
HỆ THỐNG KẾT NỐI CÁC TRANG TIN CỦA HỌ NGUYỄN VIỆT NAM
  Trang tin này được lập ra với mục đích duy nhất là kênh kết nối với các trang chi tộc Nguyễn Việt Nam. Tìm hiểu lịch sử cội nguồn, ca ngợi những giá trị, công lao, tấm gương của anh linh tiên tổ, của các bậc tiền nhân từ đó tạo sự kết nối và hiểu biết thế sự về dòng họ Nguyễn cho hậu thế. Không mục đích chính trị, kinh doanh, vụ lợi. Với tất cả sự nhiệt tâm của ban quản trị... Trong quá trình xây dựng có thể còn sai sót , không phù hợp hoặc chưa đầy đủ, Ban quản trị rất mong bạn đọc thiện nguyện, nhiệt tình, đồng tâm góp ý, cung cấp các thông tin, bài viết, các tư liệu và địa chỉ của các trang chi tộc cùng chung sức với chúng tôi để bổ xung, chỉnh sửa cho trang kết nối của dòng họ Nguyễn được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn!   ..

ĐỀN THỜ VÀ NHÀ TRUYỀN THỐNG HỌ NGUYỄN - NIỀM TỰ HÀO CỦA NGƯỜI DÂN QUẢNG NAM ĐÀ NẴNG

Thứ tư - 10/02/2016 21:26
Tôi đến thăm Đền thờ và nhà truyền thống dòng họ Nguyễn Quảng Nam - Đà Nẵng vào một buổi chiều thu. Dưới cái nắng nhẹ phả hơi ấm thơm tho của vùng quê thanh bình, Đền thờ với dáng vẻ uy nghi tôn kính đã cho những ai một lần đến đây lòng tự hào rất lớn về những bậc tiền nhân.
Đền được tọa lạc trên một khuôn viên đất rộng hơn 3.000 m2 tại xã Điện Minh, Điện Bàn, Quảng Nam, chung quanh bốn bề là một màu xanh bất tận của làng quê ruộng lúa, miệt vườn. Vì ngôi đền chỉ cách quốc lộ 1A khoảng 50m nên khi đi trên đường chúng ta có thể thấy khá rõ toàn cảnh.
den tho ho nguyen da nang 01
Được biết, sau hơn 24 năm vận động, với sự phát tâm của đông đảo con cháu họ Nguyễn Quảng Nam - Đà Nẵng, Đền thờ đã được xây dựng trong thời gian hơn 2 năm và khánh thành vào tháng 5/2014. Trong đó, công lao lớn nhất có lẽ là vợ chồng ông Nguyễn Phước Hùng – Trưởng Ban Liên lạc dòng họ Nguyễn Quảng Nam - Đà Nẵng. Vợ chồng ông đã dâng cúng 3.000 m2 đất và hơn một tỷ đồng để góp phần kinh phí khá lớn vào quá trình xây dựng. Ngoài ra, còn rất nhiều mạnh thường quân con cháu tộc Nguyễn đang làm ăn sinh sống trên khắp mọi miền đã dâng cúng với nguồn tài lợi lớn nên việc xây dựng ngôi đền với quy mô có thể nói là lớn nhất tại vùng Quảng Nam - Đà Nẵng tính đến hiện nay được tiến hành khá thuận lợi.

Mặt tiền ngôi Đền

Gian chính Đền là bàn thờ Định Quốc công Nguyễn Bặc (924 - 979). Ông là công thần khai quốc nhà Đinh, có công giúp Đinh Tiên Hoàng đánh dẹp, chấm dứt loạn 12 sứ quân vào thế kỷ 10. Do lập công lớn, Ông được vua Đinh phong là Định Quốc công (vị trí như Tể tướng). Theo các gia phổ Họ Nguyễn và tài liệu "Lược sử họ Nguyễn tại Việt Nam", ông được coi là bậc tiền thủy tổ họ Nguyễn ở Việt Nam. Ông được sử sách Trung Hoa liệt vào danh sách "Giao Châu thất hùng", tức 7 anh hùng người Giao Châu thời bấy giờ, gồm: Đinh Bộ Lĩnh, Đinh Liễn, Lê Hoàn, Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp và Phạm Cự Lượng. Hiện nay, Hội đồng dòng tộc Nguyễn Bặc toàn quốc - Ban Quản Lý quần thể di tích Nhà thờ và Mộ Đức Thái Tể Triều Đinh - Định Quốc Công Nguyễn Bặc cùng với toàn thể bà con dòng tộc chịu trách nhiệm trực tiếp tổ chức lễ giỗ tổ họ Nguyễn vào 14 - 15/10 âm lịch hàng năm, và ngài được suy tôn là Đức Thái Thủy Tổ của Dòng tộc Nguyễn Đại Tông.
Gian chính điện

Về mặt bảo tàng, truyền thống thì hàng trăm linh vật truyền thống, kỷ yếu, tư liệu và các sắc phong của các chi phái họ Nguyễn Quảng Nam - Đà Nẵng cũng được lưu trữ một cách cẩn mật, trang trọng ở đây.

Đặc biệt, tại Đền thờ lưu trữ một tài liệu cực kỳ quý hiếm đó là “Bắc địa tấu từ”, dịch nghĩa là “Lời tâu về đất Bắc” của những người đi khai khẩn đất Điện Bàn thời Lê sơ. Văn bản gồm 8 tờ khổ 28 x 24 cm, thuộc loại giấy “long chỉ”, là văn bản Hán có thêm vài chữ Nôm. Theo các nghiên cứu cho thấy đây là những bản văn ra đời trong những năm 30 của thế kỷ XIX dưới triều Minh Mệnh (sau năm 1830 và trước năm 1841), nhưng nội dung chính của nó là được chép lại từ một văn bản (Tấu từ Thuận ước) lập thời Lê sơ, và có khả năng là dưới triều Hồng Đức (Lê Thánh Tông) và ở bản sao lại này có được bổ sung những địa danh mới xuất hiện vào thời Minh Mệnh thứ 12 (1831). Nội dung Bắc địa tấu từ (bản “long chỉ”) gồm 3 phần chính: Bắc địa tấu từ;  Tông đồ hội tánh; và Thuận ước giáp tịch. Trong đó phần Tông đồ hội tánh, về nguồn tư liệu gốc, có lẽ được bổ sung sau thời Hồng Đức.

Ảnh trưng bày truyền thống các vị có công lớn với dân tộc


Các sắc phong của các chi phái tộc được lưu giữ cẩn thận

Từ năm 1306, hai châu Ô và Lý (trong đó có một phần đất Quảng Nam ngày nay) được nhập vào bản đồ Đại Việt, Quảng Nam - Đà Nẵng bắt đầu giữ vị trí quan trọng trong tiến trình lịch sử của dân tộc. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, người con họ Nguyễn đã góp công rất lớn cho dân tộc Việt Nam nói chung và vùng Quảng Nam – Đà Nẵng nói riêng. Chính vùng đất này đã làm rạng danh những con người bất hủ như Nguyễn Hiển Dỉnh, Nguyễn Văn Thoại (Thoại Ngọc Hầu), Nguyễn Thành (Tiểu La), Nguyễn Duy Hiệu, Nguyễn Văn Trỗi…

Hiện nay, theo thống kê thì con cháu họ Nguyễn chiếm hơn 38% dân số thuộc dân tộc Kinh, Việt Nam. Đền thờ được xây đắp nên thể hiện sự tôn kính, suy tôn và vọng tưởng của những người con họ Nguyễn Quảng Nam - Đà Nẵng đối với tiền nhân. Đây cũng sẽ là địa chỉ đỏ cho những du khách xa gần muốn đến chiêm bái, tìm hiểu, nghiên cứu và tham quan du lịch trên địa bàn Quảng Nam - Đà Nẵng.

Cách Tân

Nguồn tin: http://ictpress.vn/Chuyen-doc-duong/Den-tho-va-nha-truyen-thong-ho-Nguyen-Niem-tu-hao-cua-nguoi-dan-Quang-Nam-Da-Nang

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay36,509
  • Tháng hiện tại2,287,705
  • Tổng lượt truy cập32,238,137
Banner trai
Banner phai
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây