Trang tin này được lập ra với mục đích duy nhất là kênh kết nối với các trang chi tộc Nguyễn Việt Nam. Tìm hiểu lịch sử cội nguồn, ca ngợi những giá trị, công lao, tấm gương của anh linh tiên tổ, của các bậc tiền nhân từ đó tạo sự kết nối và hiểu biết thế sự về dòng họ Nguyễn cho hậu thế. Không mục đích chính trị, kinh doanh, vụ lợi. Với tất cả sự nhiệt tâm của ban quản trị... Trong quá trình xây dựng có thể còn sai sót , không phù hợp hoặc chưa đầy đủ, Ban quản trị rất mong bạn đọc thiện nguyện, nhiệt tình, đồng tâm góp ý, cung cấp các thông tin, bài viết, các tư liệu và địa chỉ của các trang chi tộc cùng chung sức với chúng tôi để bổ xung, chỉnh sửa cho trang kết nối của dòng họ Nguyễn được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn! | .. |
Về mặt bảo tàng, truyền thống thì hàng trăm linh vật truyền thống, kỷ yếu, tư liệu và các sắc phong của các chi phái họ Nguyễn Quảng Nam - Đà Nẵng cũng được lưu trữ một cách cẩn mật, trang trọng ở đây.
Đặc biệt, tại Đền thờ lưu trữ một tài liệu cực kỳ quý hiếm đó là “Bắc địa tấu từ”, dịch nghĩa là “Lời tâu về đất Bắc” của những người đi khai khẩn đất Điện Bàn thời Lê sơ. Văn bản gồm 8 tờ khổ 28 x 24 cm, thuộc loại giấy “long chỉ”, là văn bản Hán có thêm vài chữ Nôm. Theo các nghiên cứu cho thấy đây là những bản văn ra đời trong những năm 30 của thế kỷ XIX dưới triều Minh Mệnh (sau năm 1830 và trước năm 1841), nhưng nội dung chính của nó là được chép lại từ một văn bản (Tấu từ Thuận ước) lập thời Lê sơ, và có khả năng là dưới triều Hồng Đức (Lê Thánh Tông) và ở bản sao lại này có được bổ sung những địa danh mới xuất hiện vào thời Minh Mệnh thứ 12 (1831). Nội dung Bắc địa tấu từ (bản “long chỉ”) gồm 3 phần chính: Bắc địa tấu từ; Tông đồ hội tánh; và Thuận ước giáp tịch. Trong đó phần Tông đồ hội tánh, về nguồn tư liệu gốc, có lẽ được bổ sung sau thời Hồng Đức.
Từ năm 1306, hai châu Ô và Lý (trong đó có một phần đất Quảng Nam ngày nay) được nhập vào bản đồ Đại Việt, Quảng Nam - Đà Nẵng bắt đầu giữ vị trí quan trọng trong tiến trình lịch sử của dân tộc. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, người con họ Nguyễn đã góp công rất lớn cho dân tộc Việt Nam nói chung và vùng Quảng Nam – Đà Nẵng nói riêng. Chính vùng đất này đã làm rạng danh những con người bất hủ như Nguyễn Hiển Dỉnh, Nguyễn Văn Thoại (Thoại Ngọc Hầu), Nguyễn Thành (Tiểu La), Nguyễn Duy Hiệu, Nguyễn Văn Trỗi…
Hiện nay, theo thống kê thì con cháu họ Nguyễn chiếm hơn 38% dân số thuộc dân tộc Kinh, Việt Nam. Đền thờ được xây đắp nên thể hiện sự tôn kính, suy tôn và vọng tưởng của những người con họ Nguyễn Quảng Nam - Đà Nẵng đối với tiền nhân. Đây cũng sẽ là địa chỉ đỏ cho những du khách xa gần muốn đến chiêm bái, tìm hiểu, nghiên cứu và tham quan du lịch trên địa bàn Quảng Nam - Đà Nẵng.
Cách Tân
Nguồn tin: http://ictpress.vn/Chuyen-doc-duong/Den-tho-va-nha-truyen-thong-ho-Nguyen-Niem-tu-hao-cua-nguoi-dan-Quang-Nam-Da-Nang
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn