Tập Đoàn Họ Nguyễn
HỆ THỐNG KẾT NỐI CÁC TRANG TIN CỦA HỌ NGUYỄN VIỆT NAM
  Trang tin này được lập ra với mục đích duy nhất là kênh kết nối với các trang chi tộc Nguyễn Việt Nam. Tìm hiểu lịch sử cội nguồn, ca ngợi những giá trị, công lao, tấm gương của anh linh tiên tổ, của các bậc tiền nhân từ đó tạo sự kết nối và hiểu biết thế sự về dòng họ Nguyễn cho hậu thế. Không mục đích chính trị, kinh doanh, vụ lợi. Với tất cả sự nhiệt tâm của ban quản trị... Trong quá trình xây dựng có thể còn sai sót , không phù hợp hoặc chưa đầy đủ, Ban quản trị rất mong bạn đọc thiện nguyện, nhiệt tình, đồng tâm góp ý, cung cấp các thông tin, bài viết, các tư liệu và địa chỉ của các trang chi tộc cùng chung sức với chúng tôi để bổ xung, chỉnh sửa cho trang kết nối của dòng họ Nguyễn được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn!   ..

TÌM VỀ TỘC VIỆT PHẦN 3

Thứ tư - 08/05/2019 23:09

TÌM VỀ TỘC VIỆT PHẦN 3

Tìm về Tộc Việt (phần 3)

 
Tộc Việt về đâu?
Quý bạn đọc:Vừa qua blog đã mất nhiều bài viết, trong các bài chủ nhân còn lưu được bài tìm về Tộc Việt. Để cho người đọc có hệ thống xin được đăng lại.

Tóm tắt lại cội nguồn tộc Việt.
Sau khi từ Ðông Phi thiên di tới Trung Ðông, người Homo Sapiens rời Trung Ðông vượt qua Pakistan, Ấn Ðộ rồi theo bờ biển Nam Á đặt chân đến miền Trung và miền Bắc Việt Nam (khoảng 60 đến 70.000 năm trước). Khi băng hà tan (Khoảng 40.000 năm trước), một nhóm người Mongoloid sống biệt lập tại phía Tây Bắc Ðông Nam Á, di cư lên phía Bắc theo con đường qua đất Ba đất Thục lên sống ở miền Tây Bắc Trung Quốc thành chủng Mongoloid phương Bắc.
Cùng thời gian đó, nhiều nhóm người Inđonesien, Melanesien di chuyển lên phía Bắc theo con đường duyên hải. Dần dần lan tỏa ra khắp lục địa Trung Hoa và một bộ phận lên tới Siberia rồi vượt eo Bering sang châu Mỹ. Những nhóm người gốc Ðông Nam Á này tạo thành một cộng đồng mà sử sách gọi là Bách Việt. Đây là cuộc di thứ nhất của “người Việt”. 
Về sau người Hán xâm chiếm lãnh thổ của người Bách Việt. Một bộ phận người Lạc Việt, Mông Cổ phương nam di cư ồ ạt trở lại lục địa cũng như vùng hải đảo Ðông Nam Á, nơi tổ tiên họ đã ra đi. Cuộc “trở về ngôi nhà xưa” (Nam Tiến) đã tránh cho người Việt bị đồng hóa. Các tộc Việt khác đã bị Hán hóa.
A. Những yếu tố “dẫn đường” tộc Việt.
1) Yếu tố địa lý.
Đây là yếu tố chính. Một vùng đất luôn có ba yếu tố cấu thành: Địa lý, lịch sử và văn hóa. Trong đó xuất phát điểm là địa lý, từ đó “tạo nên” lịch sử, rồi văn hóa. 
*)Tộc Việt ở vào một vùng đất hiểm yếu, mà trong nhiều trường hợp rơi vào xung yếu. Đó là một vùng đất chạy dài, một bên là núi cao, nằm trong dãy núi cao nhất trái đất và một bên là vực sâu, nằm trong vùng biển sâu nhất trái đất. Về mặt Dịch học thì đây là tượng của quẻ “Kiển”. Quẻ này phía trước là thủy, là ngoại thủy; phía sau là sơn (núi), là nội sơn, nên tên quẻ gọi là Thủy Sơn Kiển.
Kiển là nạn. Trong kinh dịch có ba quẻ Kiển, Truân, Khốn đều là nạn, nhưng là khác thời nhau, Truân là lúc bắt đầu vào nạn, Khốn là cuối thời nạn, Kiển là chính giữa lúc nạn, muốn tiến lên mà bị Khảm thủy đón mặt trước, muốn thối lui thì bị Cấn sơn ngăn ở mặt sau, tượng như Đại tướng quân ra trận mà sụp vào giữa trùng vi. Và “Trong thời kiển khó, ắt có thánh hiền làm cho thiên hạ qua nạn”. Chính điều này giải thích lịch sử dựng nước và giữ nước oanh liệt của tộc Việt và tiền bối có nhiều minh quân.

Với Kiển địa hình đó là địa lợi cho các nước mạnh, cho kẻ “chính nhân quân tử” làm chủ được tình thế. Nhưng lại là “địa hại” cho cho nước yếu, cho kẻ “tiểu nhân”. Địa lợi là nguồn hải sản, nguồn dầu mỏ và đặc biệt là tuyến vận tải biển chủ yếu, hơn thế đằng sau nó là eo biển Malaca và kênh Kra trong tương lai. “Kẻ” nào làm chủ được nó sẽ nắm lợi thế. Với kẻ yếu thì nơi đây dễ biến thành “bãi chiến trường” và đất nước dễ rơi vào cuộc chiến tranh “ủy nhiệm”.
**) Cũng về địa lý, tộc Việt sát nách tàu man rợ, đã ngấm vào máu con dân của tộc Việt. Thế giới văn minh nhìn vào tàu như là thế lực cản trở tiến trình văn minh của xã hội loài người, kéo lùi bánh xe lịch sử. Cho dù là siêu cường cũng chỉ là một anh trọc phú mang trong mình giấc mơ hoang lãnh đạo thế giới:
a) Tàu già nhưng chưa trưởng thành, man rỡ, lỗ mạng, luôn lăm le xâm chiếm, ăn hiếp kẻ yếu, dù thế giới đã và đang là “thế giới phẳng”. Trong khi chính binh pháp Tôn Tử tiền bối của họ đã dạy rằng “Thượng sách là công tâm, trung sách là công thương, hạ sách là công thành”. Tàu ngày nay luôn hành xử trong tư thế công thành (hạ sách).
b) Nền văn hóa của một nước cũng chính là “cửa mở” ra bên ngoài của nước đó. Tiếng Hoa là ngôn ngữ quá phức tạp, Người ta chỉ học tiếng Hoa để khảo cổ, khảo dị và du lịch, không mấy ai học tiếng Hoa cho phát triển tương lai cả. Dù rằng họ cũng mở tràn lan các viện Khổng Tử ra nước ngoài để tăng quyền lực mềm, nhưng rút cục cũng chỉ “chim chích mà đậu cành đa”. 
Thật chí lý khi cố thủ tưởng Lý Quang Diệu viết về:
“Khi Singapore giành được độc lập vào năm 1965, một nhóm trong Phòng Thương Mại người Hoa gặp tôi để vận động hành lang cho việc chọn tiếng Hoa làm quốc ngữ. Tôi nói với họ rằng: “Các ông phải bước qua tôi trước đã.” Gần 5 thập niên đã trôi qua và lịch sử đã cho thấy rằng khả năng nói tiếng Anh để giao tiếp với thế giới là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong câu chuyện tăng trưởng của Singapore”. 
Và “…Một lí do tại sao Trung Quốc sẽ luôn kém hiệu quả hơn trong việc thu hút nhân tài chính là ngôn ngữ. Tiếng Hoa khó học hơn tiếng Anh nhiều. Nói tiếng Hoa rất khó nếu như không học từ nhỏ… Có bao nhiêu người đến Trung Quốc, ở lại và làm việc ngoại trừ những người Hoa, người Châu Âu và người Mỹ trở thành những chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc?...
http://nghiencuuquocte.net/2014/04/27/ly-quang-dieu-ve-hoa-ky/#sthash.V4VioyL0.dpuf
Rất có thể chính ngôn ngữ đã là yếu tố chính làm cho người Hoa (và cả tộc Việt nữa) chậm phát triển? Ngôn ngữ mà chính người bản xứ phải giành cả tuổi thanh xuân để chỉ riêng cho học chữ mới thuần thục, “học chữ nào, biết chữ đó”? Trong khi tộc Việt đã có “bước nhảy” ngoạn mục khi chữ Quốc Ngữ thay thế chữ Hoa và chữ Nôm vào năm 1879.
Thực ra, ngôn ngữ không có tội. Tư tưởng quân thần, bá đạo mới là “tội đồ”. Các nhà cầm quyền các triều đại từ xưa đến nay của Trung Quốc luôn luôn cậy mình là nước lớn, là trung tâm văn minh nên luôn luôn “đi dạy” và truyền bá ngôn ngữ sang nước khác, chứ không muốn du nhập văn hóa của các nước khác.
2) Yếu tố thời đại. Thời đại hiện nay là khởi đầu của toàn cầu hóa, là thế giới phẳng.”. Trong thế giới đó người ta duy trì quyền lực mềm với kinh tế tri thức để tranh giành ảnh hưởng. Thực lực của một quốc gia, ngoài thực lực trong nước còn có thực lực nằm ở thị phần của các quốc gia khác mà các công ty của nước đó nắm giữ. Nhưng, một quốc gia giàu có chỉ là nhất thời, mạnh về quân sự mới là vĩnh viễn. Chỉ có sức mạnh quân sự của quốc gia mới bảo đảm tính ổn định, bền vững và phát triển của nền kinh tế. Tiềm lực quốc phòng bảo vệ lãnh thổ của mình, còn góp phần bảo vệ quyền lợi của nước mình ở khu vực khác và góp phần gìn giữ hòa bình, bảo vệ “môi trường” của thế giới theo một giá trị phổ quát được đa phần thế giới thừa nhận. Bằng cách đó giữ cho nhân loại sống và phát triển trong hòa bình và thịnh vượng. 
3) Yếu tố đột biến: Đột biến có thể là từ chủ thề hoặc khách thể, thường thì chủ thể dựa vào khách thể. Chủ thể là từ nội tình, khách thể là từ bên ngoài. Đột biến cũng có thể là từ thiên nhiên. Đột biến thường là tính theo ngày giờ, nhưng cũng có lúc là theo năm tháng lịch sử. Việc đưa chữ Quốc Ngữ thay thế chữ Hoa và chữ Nôm chính là đột biến theo năm tháng lịch sử.

B. Tộc Việt về đâu?
1) Thoát Hán:
Khi cuộc Nam tiến của tộc Việt kết thúc vào cuối thế kỷ XVIII, cũng là lúc hình thái nhà nước Tư Bản chủ nghĩa bắt đầu hình thành. Đầu thế kỷ XX, lại xuất hiện hình thái nhà nước Cộng Sản chủ nghĩa đối đầu với Tư Bản chủ nghĩa. Nước Việt đi theo cộng sản và là “cánh tay nối dài” của cộng sản và cuộc “chiến tranh ủy nhiệm”.
Theo cộng sản, kéo lê đất nước vào vòng tay Hán hóa. Để đến nay “Lực lượng tác chiến mạnh nhất của Trung Quốc đang hoạt động tại Việt Nam”. Một sai lầm không thể biện minh và tha thứ.http://nguyentandung.org/luc-luong-tac-chien-manh-nhat-cua-trung-quoc-dang-hoat-dong-tai-viet-nam.html. Những người cộng sản chân chính ban đầu đã nuôi mộng một ý tưởng trong sáng và cao đẹp “dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”. Nhưng rồi họ bị chính cộng sản lợi dụng và thao túng. Riêng tàu cộng thì đã “ủ sẵn” kế Hán hóa tộc Việt ngay từ đầu như chính cha ông họ từ Cao Biền đến Hoàng Phúc đã làm. Khi tộc Việt bị suy yếu do chiến tranh họ dùng cả quyền lực mềm và súng đạn để o ép, thao túng tộc Việt để đến nay đã “rỗng ruột”. Thực tế chúng ta đã đuổi Pháp, Nhật, Mỹ đi để rước tàu vào như xua đuổi văn minh để rước mọi rợ vào. Phải chăng đây là thời kỳ đau đớn và nhục nhã nhất trong lịch sử thành văn của tộc Việt.
2) . Dời đô và kết nối Asian:
Thủ đô nên là nơi đất kết, có địa bàn chiến lược cho quốc phòng và an ninh, là nơi đại diện cao nhất có thể được cho mọi vùng miền cả nước, là nơi thông thương trong nước và khu vực, tạo điều kiện cho việc đi lại, sự giao lưu, hoà đồng.
Hà Nội không còn phù hợp trong tương lai, ngày nay chúng ta như là trung tâm của khối Asian. Ta không có mối đe doạ nào về phía Asian, ta chỉ có hoà nhập. Tàu thì luôn luôn muốn ta hoà tan. Đây là đại cuộc, không thể không làm vì sự tồn vong của tộc Việt. Muốn cho tộc Việt trường tồn thì kinh đô Việt phải là khu vực Ngàn Hống. Về mặt này nếu thiển cận cho rằng khí hậu khu vực này không giành cho kinh đô. 
Cần nhớ rằng Ngàn Hống là khởi thủy của kinh đô Việt cổ (2879 tr. CN), dãy Hoành Sơn là “trụ số 1” của đất nước, không phải vô cớ mà Trạng Trình Nguyễn Binh Khiêm đã dạy “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. Đâu đó như lời dạy của Trần Nhân Tông còn khắc cốt “Cối Kê cộ sử quân tu ký/ Hoan Diễn do toàn thập vạn binh”. Và học giả Phan Huy Chú đã viết “Xứ Nghệ làm giới hạn cho hai miền Nam - Bắc, thực là nơi hiểm yếu, như thành đồng ao nóng của nước nhà và là then khóa của các triều đại” 
3) Giấc mơ hoang của Trung Hoa “Hán hóa tộc Việt”:
Ngoài giấc mơ hoang lãnh đạọ thế giới ngày nay, từ xưa tàu đã luôn rắp tâm Hán hóa tộc Việt, mặc cho máu chảy thành sông, xương chất thành núi (cả tộc Việt và Hán). Chỉ riêng điều đó đã nói sự man rợ của nó. Giấc mơ đó quá khứ không thực hiện được thì tương lai càng không. Loài người văn minh không để yên cho kẻ cản trở bánh xe lăn của lịch sử. Để cho người tàu thôn tính tộc Việt đồng nghĩa với “nối giáo cho giặc”, kìm hãm tiến trình văn minh của xã hội loài người. Một nước đất rộng, người đông, man rợ, lại có “gen” quân thần, bá đạo nếu được “chắp thêm cánh” là đại họa. Các nước văn minh lớn mạnh thì củng cố an ninh hòa bình, còn tàu lớn mạnh là đe dọa hòa bình của thế giới. Các nước văn minh đã từng “mơ” một nước tàu lớn mạnh để góp phần củng cố hòa bình và an ninh thế giới và đã “gánh chịu hậu quả”. Không sai khi người Mỹ đòi truy tố Kitsingio. Vụ Thiên An Môn man rợ tận cùng của thế giới dương đại phải chăng đã có “công” của ông ta. Bin Clinton đã nhận ra hậu quả khi “dắt” tàu vào thế giới văn minh. Rõ ràng người Mỹ đã làm ơn rước oán khi “chắp cánh” cho một thế lực mọi rợ. Thế giới chỉ có hòa bình thịnh vượng khi tàu bị xé nhỏ. Trong sự “cọ xát” của hai thế lực (văn minh và mọi rợ), các nước vẫn sẽ bảo vệ tộc Việt vì là tiền đồn, nơi “giao thoa” của các nền văn minh. Do vậy tộc Việt rất dễ rơi vào cuộc chiến tranh “ủy nhiệm”, phải tránh các cuộc chiến này.
4) Liên Minh và dân chủ:
*) Liên minh quân sự:
Một quốc gia giàu có chỉ là nhất thời, mạnh về quân sự mới là vĩnh viễn. 
Sách dạy “hổ độc thua cáo bầy”, huống chi tộc Việt hiện yếu mọi mặt, từ quân sự, kinh tế và “nội vụ”. Chỉ có liên minh mới tồn tại, không liên minh theo thời gian sẽ bị họa xâm lăng. Liên minh với nước mạnh và văn minh thì đất nước phát triển. Liên minh với nước mạnh mà mọi rợ là “đóng cửa đốt nhà”, bởi khi chính kẻ liên minh xâm lăng từ bên trong thì không một thế lực nào cứu được. Lịch sử nước nhà đã minh chứng điều đó, gần đây nhất là chiến tranh biên giới 1979. 
Không liên minh quân sự để chống lại nước thứ ba hoàn toàn không có nghĩa là không liên minh quân sự để bảo vệ mình. Việc liên minh với ai, lúc nào và như thế nào là việc của nhà cầm quyền.
**) Dân chủ: 
Một nước có dân chủ như một cơ thể vô bệnh, mất dân chủ như gieo mầm bệnh, thậm chí là bệnh ung thư. Dù khỏe mạnh bao nhiêu mà mang bệnh ung thư thì cái chết luôn túc trực. Chính nhờ dân chủ nên “vó ngựa” của quân Nguyên Mông đã đạp khắp năm châu nhưng bị khựng lại khi “đụng” phải tộc Việt. Với mọi con dân tộc Việt, bài học đó đã thấm vào máu.
Trong thời đại ngày nay, thời đại toàn cầu hóa, thế giới phẳng với “bão” công nghệ thông tin thì chế độ quân thần, độc tài không chốn dung thân. Mong rằng các nhà cầm quyền tộc Việt đồng hành với dân tộc.
Kết luận: 
Tộc Việt trường tồn, các triều đại chỉ là đại diện cầm quyền đất nước trong từng giai đoạn, là nhất thời “quan nhất thời, dân vạn đại”. Nhà cầm quyền có thể đồng hành cùng dân tộc, có thể phản bội dân tộc, mưu cầu quyền lợi riêng. Tộc Việt, mang trên mình những bài học vinh quang và cay đắng, cứ đi và sẽ đến. Chắc chắn rằng không quá một thập niên nữa sẽ hòa vào dòng chảy của thế giới văn minh và hai thập niên sau sẽ song hành với các nước phát triển. 
Mong lắm thay. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay19,824
  • Tháng hiện tại777,942
  • Tổng lượt truy cập26,583,264
Banner trai
Banner phai
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây