Trang tin này được lập ra với mục đích duy nhất là kênh kết nối với các trang chi tộc Nguyễn Việt Nam. Tìm hiểu lịch sử cội nguồn, ca ngợi những giá trị, công lao, tấm gương của anh linh tiên tổ, của các bậc tiền nhân từ đó tạo sự kết nối và hiểu biết thế sự về dòng họ Nguyễn cho hậu thế. Không mục đích chính trị, kinh doanh, vụ lợi. Với tất cả sự nhiệt tâm của ban quản trị... Trong quá trình xây dựng có thể còn sai sót , không phù hợp hoặc chưa đầy đủ, Ban quản trị rất mong bạn đọc thiện nguyện, nhiệt tình, đồng tâm góp ý, cung cấp các thông tin, bài viết, các tư liệu và địa chỉ của các trang chi tộc cùng chung sức với chúng tôi để bổ xung, chỉnh sửa cho trang kết nối của dòng họ Nguyễn được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn! | .. |
Theo đúng lịch đã hẹn đoàn chúng tôi đến nhà Nghệ nhân Nguyễn Tấn Thỉnh vào một ngày giữa mùa Thu Hà Nội. Lịch hẹn lần này chính chúng tôi muốn thăm nghệ nhân đồng thời kiểm tra và hiệu chỉnh lại nội dung của bài mà biên tập viên đã viết.
Mỗi khi nhạc phẩm “Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh” cất lên, giai điệu du dương của bài hát, làm say đắm lòng người. Và cha đẻ ra nhạc phẩm đã đi vào đời sống âm nhạc ấy, hẳn lấy làm tự hào với đứa con tinh thần được công chúng đón nhận, nâng niu. Với nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý, gia tài âm nhạc của ông không chỉ có thế.
Cậu bé chăn trâu thường vẫn chơi trò đánh trận giả với bạn bè, ôm mơ ước trở thành người chỉ huy để có thể “bài binh, dàn trận”. 18 tuổi bước vào quân ngũ để mong có thể hiện thực hóa ước mơ tuổi thơ. Thế rồi, tất cả đã trở thành hiện thực, khi 40 tuổi ông được phong hàm Thiếu tướng (trẻ nhất thời kỳ kháng chiến chống Mỹ).
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định như vậy khi trình bày báo cáo tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIII sáng 22-3.-2016
Đầu thế kỷ XX, nhờ tiếp thu vốn Nho học và cả Tây học, trong giới văn nghệ sĩ không hiếm những người tài hoa trong nhiều lĩnh vực. Nhưng để chọn một nghệ sĩ đa tài tiêu biểu nhất, tin chắc nhiều người sẽ chọn nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi (1924-2003).
Nguyễn Thượng Hiền sinh năm Mậu Thìn (1868), người làng Liên Bạt, huyện Sơn Lãng, nay là huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội. Ông sinh trưởng trong một gia đình khoa bảng nổi tiếng, có cụ thân sinh là Nguyễn Thượng Phiên, đỗ Hoàng Giáp dưới triều vua Tự Đức năm thứ 18 (1865). Nguyễn Thượng Phiên sau này làm tới chức Thượng thư Bộ Công dưới triều vua Thành Thái.
Nguyễn Thiện Thuật, thủ lĩnh của khởi nghĩa Bãi Sậy, quê ở làng Xuân Đào, xã Xuân Dục, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Ông là con cả của một gia đình nhà nho nghèo, là hậu duệ đời thứ 30 của Nguyễn Trãi.
Cha ông là tú tài Nguyễn Tuy làm nghề dạy học, các em trai ông là Nguyễn Thiện Dương và Nguyễn Thiện Kế sau này cũng đều tham gia khởi nghĩa Bãi Sậy.
Cụ Nguyễn Thái Bạt, sinh vào thời triều vua Lê Hiến Tông, niên hiệu Cảnh Thống thứ 6, tại Xã Bình Lãng – Tổng Ngọc Trục – Huyện Cẩm Giàng – Phủ Thượng Hồng – Trấn Hải Dương, nay là: Thôn Bình Phiên - Xã Ngọc Liên - Huyện Cẩm Giàng - Tỉnh Hải Dương. Cụ sinh trưởng trong gia đình nho sĩ lâu đời, dòng dõi thi thư trâm anh thế phiệt.
Nguyễn Văn Thành (chữ Hán: 阮文誠; 1758 – 1817) là một trong những vị khai quốc công thần của triều Nguyễn đồng thời là một trong những người có công lớn nhất trong việc đưa Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi, trởthành vị vua đầu tiên (vua Gia Long) của triều Nguyễn - triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam (1802-1945).
Nguyễn Trãi, hiệu là Ức Trai sinh năm 1380 mất năm 1442, cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Ứng Long, tức Nguyễn Phi Khanh, một nho sĩ hay và mẹ là Trần Thị Thái, con gái thứ ba của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Ông quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương).
Do có nhiều công lao to lớn, khi mất Nguyễn Bặc được nhân dân lập đền thờ ở nhiều nơi. Là vị tể tướng đầu tiên trong lịch sử nước ta, Nguyễn Bặc đã giúp vua Đinh Tiên Hoàng trong việc dựng chính quyền, lập triều nghi, chấn hưng kinh tế, củng cố nền độc lập.
Nguyễn Bặc (chữ Hán: 阮匐; 924 – 15 tháng 10, 979 âm lịch) là công thần khai quốc nhà Đinh, có công giúp Đinh Tiên Hoàngđánh dẹp, chấm dứt loạn 12 sứ quân vào thế kỷ 10 trong lịch sử Việt Nam. Theo các gia phổ Họ Nguyễn và tài liệu “Lược sử họ Nguyễn tại Việt Nam”, ông được coi là bậc tiền thủy tổ họ Nguyễn ở Việt Nam.
Nguyễn Hiến Lê (1912–1984) là nhà giáo, nhà văn, học giả, dịch giả, với 120 tác phẩm sáng tác, biên soạn và dịch thuật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Ông là người được giới trí thức và nhân dân lao động kính trọng vì nhân cách cao qúy, cuộc sống thanh bạch, học vấn uyên bác và hiệu qủa lao động hiếm thấy.
“Cõi thiên đường sẽ không mở cho những người cằn cỗi yêu thương" Thánh Paul. Đó là lời đề tựa của cuốn sách “Thuật Yêu Đương” của Thu Giang Nguyễn Duy Cần .Nguyễn Duy Cần hiệu là Thu Giang, sinh năm 1907 tại Mỹ Tho, Tiền Giang. Ông là học giả nổi tiếng của Việt Nam vào khoảng những năm 50 – 60 của thế kỷ XX.
Nguyễn Xí có mặt trong đội ngũ nghĩa quân Lam Sơn tiến vào giải phóng Nghệ An (lúc đó là Nghệ Tĩnh).
Tôn Thất Thuyết sinh năm Ất Mùi (1835), quê gốc Thanh Hóa, cha ông là Tôn Thất Đính một võ tướng của triều Nguyễn. Tôn Thất Thuyết vốn là người nổi tiếng trung dũng, một võ quan tài ba trực tính và nghiêm khắc. Ông là người lãnh đạo cuộc chính biến ở Huế và đóng vai trò quan trọng khởi xướng phong trào Cần Vương.
Trong lịch sử ngành ngoại giao Việt Nam, đồng chí Nguyễn Duy Trinh làm Bộ trưởng Ngoại giao lâu năm nhất (15 năm), trong đó có 10 năm chiến tranh chống Mỹ, cứu nước vô cùng khó khăn, gian khổ, nhưng cũng đầy vinh quang, hào hùng và oanh liệt của dân tộc.
“Nguyễn Duy Trinh - Người cộng sản kiên cường; Nhà ngoại giao tài năng” được biên soạn trong hai năm 2011 và 2012, vừa được NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật phối hợp Hội Khoa học lịch sử Việt Nam giới thiệu với bạn đọc.
Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn là một học giả uyên thâm, một nhà bác học với kiến thức vừa bao quát, vừa sâu rộng trên nhiều lĩnh vực khoa học xã hội: Sử học, văn học, triết học, ngôn ngữ học, dân tộc học, luật học, giáo dục học và có vốn hiểu biết phong phú về văn hóa phương Đông cũng như phương Tây. Cuộc đời và sự nghiệp của ông là hình ảnh cao đẹp của một nhà trí thức cách mạng suốt đời phấn đấu và cống hiến vì độc lập tự do, vì tiền đồ tươi sáng của đất nước.
Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, sinh vào đời Trần, thế kỷ thứ XIV, tại làng Nghĩa Phú, xã Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Tương truyền, Bá Tĩnh là người rất thông minh, học giỏi, mồ côi cha mẹ từ năm lên 6 tuổi, được các nhà sư nuôi dạy. Năm 22 tuổi, thi đỗ Hoàng Giáp, Tiến sĩ, khoa Tân Mão nhưng không ra làm quan mà nương nhờ cửa Phật, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh để theo đuổi chí hướng suốt đời nghiên cứu thuốc Nam, cứu dân độ thế…
Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1830 trong một gia đình công giáo, cha làm nghề thuốc Đông y tại làng Bùi Chu (nay thuộc xã Hưng Trung huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An).
Danh nhân Nguyễn Mậu Kiến – người xướng nghĩa đầu tiên trong phong trào yêu nước, chống Pháp xâm lược trên đất Thái Bình , một chí sĩ yêu nước, thương dân, một tri thức lớn của dòng họ Nguyễn tại làng Động Trung (nay là Xã Vũ Trung), huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
Sáng 26-3-2011, hàng trăm người đã đến ngồi chật khán phòng Viện Từ điển học & Bách khoa thư Việt Nam để theo dõi buổi tọa đàm khoa học đặc biệt: Tưởng nhớ GS TS NGND Nguyễn Tài Cẩn.
“Trong mọi dâng hiến của con người, không có sự dâng hiến nào cao hơn sự dâng hiến cho dân tộc. Và trong ý nghĩa đời sống của con người, không có gì cao hơn những giá trị văn hóa.” (Minh Luận – Tuần Việt Nam 4/3/2010).
Bạn tôi nói, làm một người Việt Nam mới bây giờ đã khó thì làm một người Nam mới (Tân Nam tử) như Nguyễn Văn Vĩnh hồi đầu thế kỷ XX hẳn khó hơn nhiều.
Thượng thư Nguyễn Bá Lân sinh năm 1700, mất năm 1785, quê làng Cổ Đô, phủ Tiên Phong, trấn Sơn Tây (nay là thôn Cổ Đô, xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, TP Hà Nội).
Danh nhân Nguyễn Trung Ngạn (1289 -1370) được đương thời và hậu thế đánh giá là một tài năng xuất chúng trên nhiều lĩnh vực.
Họ Nguyễn Tiên Điền của Nguyễn Du lừng danh như thế nào thì mọi người đã rõ. Nhưng gia phả họ Nguyễn này ở Tiên Điền thì cũng chỉ cho biết vị tổ khải tổ là cụ Nguyễn Nhiệm ( Nhậm), kế tiếp theo trực hệ là Nguyễn Đức Hành( Phương Trạch hầu) , Nguyễn Ôn, Nguyễn Thế, Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Nghiễm ( Xuân Quận công ) thân phụ của Nguyễn Du
Căn cứ vào các tấm bia “Nguyễn tộc thế phả ký” (phả ghi đời thứ họ Nguyễn) được khắc vào năm Ất Hợi, niên hiệu Tự Đức thứ 28 (1875) thì: Dòng họ Nguyễn Bá là một trong những dòng họ đầu tiên của làng Cầu Hải đã cư trú ở đây từ thời vua Hồ Quý Ly, là 1 trong 4 tộc họ Nguyễn. 3 tộc họ còn lại là họ Nguyễn Đình, Nguyễn Đức làng Kỳ Lam và Nguyễn Đình làng Nông Sơn. Cả 3 tộc nay đều thuộc huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Cả 4 tộc đều có chung 1 khởi tổ, là ông Hồ Thuyền Công, thụy là Phúc Nhai, ở xứ Viên Ba, thôn Cù Bể, xã Đô Bái, tổng Đô Bái, phủ Hà Trung (nay thuộc thôn Cầu Hải, xã Nga Hải, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
Thế Lữ (6 tháng 10 năm 1907 – 3 tháng 6 năm 1989) là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934).