Trang tin này được lập ra với mục đích duy nhất là kênh kết nối với các trang chi tộc Nguyễn Việt Nam. Tìm hiểu lịch sử cội nguồn, ca ngợi những giá trị, công lao, tấm gương của anh linh tiên tổ, của các bậc tiền nhân từ đó tạo sự kết nối và hiểu biết thế sự về dòng họ Nguyễn cho hậu thế. Không mục đích chính trị, kinh doanh, vụ lợi. Với tất cả sự nhiệt tâm của ban quản trị... Trong quá trình xây dựng có thể còn sai sót , không phù hợp hoặc chưa đầy đủ, Ban quản trị rất mong bạn đọc thiện nguyện, nhiệt tình, đồng tâm góp ý, cung cấp các thông tin, bài viết, các tư liệu và địa chỉ của các trang chi tộc cùng chung sức với chúng tôi để bổ xung, chỉnh sửa cho trang kết nối của dòng họ Nguyễn được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn! | .. |
Với phương châm “Nam dược trị Nam nhân” (dùng thuốc Nam trị bệnh người nước Nam), cụ đã nghiên cứu những cây cỏ Việt Nam dùng để chữa bệnh, sưu tầm các bài thuốc lưu truyền trong dân gian, đúc rút kinh nghiệm trị bệnh của thuốc Bắc xây dựng được sự nghiệp y dược mang tính dân tộc đại chúng. Cụ đã để lại cho đời những tác phẩm có giá trị: “Hồng nghĩa giác tư y thư”, gồm 2 quyển nói về 13 phương thuốc gia giảm và 37 phương trị bệnh thương hàn; “Nam dược thần diệu”, gồm 11 quyển nói về dược tính của 580 vị thuốc Nam, 10 khoa và 3.873 phương thuốc điều trị 184 loại bệnh. Hai bộ sách quý trên được Nhà xuất bản Y học (Hà Nội) in bằng tiếng Việt năm 1960, phòng huấn luyện Viện Nghiên cứu Đông Y phiên dịch theo chủ trương của Bộ Y tế. Đến nay, sách dày 600 trang Toàn tập Tuệ Tĩnh đã được tái bản nhiều lần. Ông được cho là người sáng lập ra nghề thuốc Nam, về sau Hải Thượng Lãn Ông là người tuyên truyền thực hiện có hiệu quả cao về nghề thuốc dân tộc này. Năm 55 tuổi, do rất giỏi về nghề thuốc nên ông đã bị bắt cống cho nhà Minh (Trung Quốc), chữa khỏi bệnh sản hậu cho Tống Vương Phi, được phong là “Thái y thiền sư”, và giữ lại Viện Thái y. Được trọng dụng nhưng cụ luôn đau đáu tưởng nhớ về quê hương, đất nước. Biết số phận mình “sống nhà, thác gửi” nên cụ đã di ngôn tạc vào bia mộ dòng chữ: “Ai về phương Nam cho tôi về với”.
Hơn 200 năm sau, Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho, người cùng làng Nghĩa Phú với Tuệ Tĩnh được cử đi sứ nhà Thanh, cảm động với lời nhắn gửi tha thiết của cụ. Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho đã sao chép bia mộ và tạc khắc bia đá mang về quê hương. Thuyền chở bia về đến cánh đồng làng Văn Thai thì bị lật, bia bị chìm. Nhìn ngắm thế đất nơi bia chìm, nhân dân cho rằng đây là nơi địa linh, đã đắp đất dựng bia, xây đền thờ cúng.
Đền thờ đại danh y Tuệ Tĩnh tọa lạc tại quê hương ông, trên khuôn viên rộng 3ha với các hạng mục công trình: Tam quan, hồ sen, nhà bia, bái đường, cung đền, đông vu và tây vu… đặc biệt có khu Y xá và vườn thuốc Nam là nơi trồng những cây thuốc quý, chế biến, khám bệnh, cắt thuốc cho dân.
Trong đền có nhiều câu đối, trong đó có câu ca ngợi công đức của vị Thánh y Tổ sư Nam dược.
PHẠM HUY TƯỞNG (Báo Đất Mũi)
Nguồn tin: https://giacngo.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn