Trang tin này được lập ra với mục đích duy nhất là kênh kết nối với các trang chi tộc Nguyễn Việt Nam. Tìm hiểu lịch sử cội nguồn, ca ngợi những giá trị, công lao, tấm gương của anh linh tiên tổ, của các bậc tiền nhân từ đó tạo sự kết nối và hiểu biết thế sự về dòng họ Nguyễn cho hậu thế. Không mục đích chính trị, kinh doanh, vụ lợi. Với tất cả sự nhiệt tâm của ban quản trị... Trong quá trình xây dựng có thể còn sai sót , không phù hợp hoặc chưa đầy đủ, Ban quản trị rất mong bạn đọc thiện nguyện, nhiệt tình, đồng tâm góp ý, cung cấp các thông tin, bài viết, các tư liệu và địa chỉ của các trang chi tộc cùng chung sức với chúng tôi để bổ xung, chỉnh sửa cho trang kết nối của dòng họ Nguyễn được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn! | .. |
Các mộc bản là âm bản, phần lớn được khắc chữ Hán, thể chân thư, ở hai mặt, có kích thước dài 30cm, rộng 20cm, dày 2cm, được làm từ gỗ thị - loại gỗ vừa dai, vừa mềm và có độ bền cao.
Theo những vị cao niên có uy tín trong dòng họ Nguyễn Huy cho biết, số mộc bản hiện tại là những gì may mắn còn sót lại của Thư viện Phúc Giang (Phúc Giang tàng thư) một thời vang bóng. Trước đây, do nhận thức chưa đúng tầm quan trọng, mà số mộc bản đã bị phá hủy hoặc sử dụng sai mục đích trong một thời gian dài.
Nội dung của các mộc bản này chủ yếu là những tác phẩm chữ Hán do Thám hoa Nguyễn Huy Oánh biên soạn phục vụ công tác giảng dạy học trò vào nửa cuối thế kỷ 18, trong đó có: Thư viện lệ quy, Lân kinh đại toàn, Hy kinh đại toàn, Ba kinh đại toàn, Lễ kinh đại toàn, Bình kinh đại toàn…
Được biết, số bản rập trên sẽ được các chuyên gia Hán Nôm của Thư viện tỉnh Nghệ An nghiên cứu, biên dịch, giới thiệu với công chúng và đây cũng là cơ sở để các cơ quan chức năng có liên quan tiến hành lập hồ sơ khoa học trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vinh danh mộc bản của dòng họ Nguyễn Huy - Trường Lưu trong thời gian tới.
Nguồn tin: http://dch.gov.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn