Các đại biểu và con cháu họ Nguyễn Văn tham dự buổi lễ
Tham dự buổi lễ có đ/c Phan Thư Hiền - Chủ tịch Hội đồng di sản tỉnh, nguyên Phó Giám đốc Sở VHTT&DL, đ/c Nguyễn Trí Sơn - Giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh, đ/c Võ Tá Luận - Phó bí thư thường trực Huyện ủy- Chủ tịch HĐND huyện, đ/c Trần Xuân Lương - Phó Chủ tịch UBND huyện, đại diện UB.MTTQ huyện, đại diện ngành Văn hóa - Thông tin, các phòng, ban UBND huyện; Lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể xã Thạch Bằng, cùng đông đảo nhân dân và con cháu dòng họ Nguyễn Văn xã Thạch Bằng.
Cổng vào khu di tích Nguyễn Văn - thôn Phú Nghiã - xã Thạch Bằng
Dòng họ Nguyễn Văn sinh cơ lập nghiệp ở vùng đất này khá sớm vào khoảng thế kỷ thứ XI đến nay dòng họ có trên 120 hộ, hơn 400 nhân khẩu.
Khu di tích nhà thờ họ Nguyễn Văn được xây dựng vào khoảng thế giữa kỷ thứ XIII, là một di tích lịch sử văn hóa có từ lâu đời và có giá trị. Di tích là nơi thờ tự các nhân vật lịch sử của dòng Họ Nguyễn. Đặc biệt là nơi thờ tự 2 Ông Nguyễn Hội và Nguyễn Hạo. Trong đó Ông Nguyễn Hội đã được phong Đức Đại vương Lục Vương Sát Hải Đại tướng quân có đền thờ riêng tại xã Kỳ Xuân huyện Kỳ Anh cũng như ở quê hương Thạch Bằng từ lâu đời. Ông Nguyễn Hạo được nhà vua Thiệu Trị nguyên niên và Tam niên cấp 2 sắc chỉ phong hàm thủy sư tả thủy vệ bát đội trưởng (cộng thêm 4 bản sao của UBND Tổng Canh Hoạch). Cả 2 ông đều là sĩ quan lãnh đạo thủy quân bảo vệ vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc - Hiện còn nguyên sắc phong.
Nhà thờ còn giữ nguyên được các quy ước của dòng họ thời vua Bảo Đại nhị niên, Bảo Đại cửu niên cùng Hai sắc rồng của Vua Khải Định cấp cho thôn Trung Hòa - Phú Nghĩa nơi dòng họ Nguyễn Văn sinh sống.
Đ/c: Võ Tá Luận, Phó Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch HĐND và đ/c Trần Xuân Lương, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, PCT UNBD huyện trao bằng cho địa phương và dòng họ Nguyễn Văn
Nhà thờ còn lưu giữ được bài viết Báo ân tiên tổ bản gốc của Ông Nguyễn Bồi trùm trưởng dòng họ viết năm Tân Hợi niên 1911. Nhà thờ còn giữ được bản gia phả gốc năm 1938 (Năm thứ 13 đời vua Bảo Đại). Từ xa xưa cho đến bây giờ cứ vào ngày rằm và mồng một trong tháng là nhà thờ mở cửa cho con cháu trong họ và con cháu thập phương khắp nơi về thắp hương tế lễ. Đặc biệt là ngày rằm tháng 7 là ngày hội của các cháu học sinh về nhà thờ tổng kết, nhận quà khuyến học của dòng họ, ngày nay vẫn duy trì như thế. Nhà thờ trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh là nơi giáo dục truyền thống học tập lao động chiến đấu cho thế hệ đi sau .
Trong Họ hiện đã có 1 tiến sỹ khoa học đầu tiên của xã bảo vệ luận án tại Canada hiện đang giảng dạy tại trường đại học Xingapo, 3 thạc sỹ kinh tế, hàng chục kỷ sư các ngành, hàng chục sinh viên đang trên ghế giảng đường Đại học, nhiều sỹ quan Quân đội, công an. Có 10 gia đình có 100% người con đậu chính thức vào các trường Đại học. Có 5 liệt sỹ hy sinh vì Tổ quốc.
Con Cháu dòng họ Nguyễn Văn rước bằng về Khu di tích
Việc Nhà thờ Họ Nguyễn Văn được xếp hạng di sản vật thể là thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta trong việc ghi nhớ công ơn của các danh nhân cho quê hương Đất nước. Là nơi giáo dục truyền thống về lòng tự hào dân tộc, tôn vinh những người có công với Đất nước. Việc bảo vệ giữ gìn các di tích này là rất cần thiết, làm nơi giáo dục cho thế hệ sau biết quý trọng những giá trị văn hóa của ông cha để lại .
Nhà thờ cùng các tài liệu hiện vật gốc có giá trị lịch sử và được lưu giữ qua bao thế hệ như: Sắc phong, gia phả, quy ước, câu đối, hoành phi, bài viết v.v.
Toàn cảnh khu di tích nhà thờ họ Nguyễn Văn
Các hiện vật là nguồn tư liệu có giá trị về lịch sử. Có giá trị chứng minh cho một vùng quê địa linh nhân kiệt. Nhằm giáo dục con cháu nối tiếp truyền thống Cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ toàn Tổ quốc Việt nam thiêng liêng ngàn đời yêu dấu./.
Các hoạt động phần hội nhân Lễ đón nhận bằng Di tích nhà thờ họ Nguyễn Văn:
Chọi Gà
Nguyễn Văn Hợp, con cháu họ nguyễn vui mừng gà thắng cuộc
Thi đấu Cờ thẻ
Giao lưu bóng chuyền giữa các dòng họ
Nguyễn Văn Quang
Trưởng ban VHTT-TDTT xã Thạch Bằng