Tập Đoàn Họ Nguyễn
HỆ THỐNG KẾT NỐI CÁC TRANG TIN CỦA HỌ NGUYỄN VIỆT NAM
  Trang tin này được lập ra với mục đích duy nhất là kênh kết nối với các trang chi tộc Nguyễn Việt Nam. Tìm hiểu lịch sử cội nguồn, ca ngợi những giá trị, công lao, tấm gương của anh linh tiên tổ, của các bậc tiền nhân từ đó tạo sự kết nối và hiểu biết thế sự về dòng họ Nguyễn cho hậu thế. Không mục đích chính trị, kinh doanh, vụ lợi. Với tất cả sự nhiệt tâm của ban quản trị... Trong quá trình xây dựng có thể còn sai sót , không phù hợp hoặc chưa đầy đủ, Ban quản trị rất mong bạn đọc thiện nguyện, nhiệt tình, đồng tâm góp ý, cung cấp các thông tin, bài viết, các tư liệu và địa chỉ của các trang chi tộc cùng chung sức với chúng tôi để bổ xung, chỉnh sửa cho trang kết nối của dòng họ Nguyễn được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn!   ..

NHÀ THỜ NGUYỄN TÂM HOẰNG ĐÓN BẰNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CẤP TỈNH

Thứ hai - 29/02/2016 19:15
Theo các tư liệu, Nguyễn Tâm Hoằng (1434 - ?) là người làng Vĩnh Gia, nay thuộc xã Song Lộc (Can Lộc), thi đậu Tiến sĩ khoa Mậu Tuất, niên hiệu Hồng Đức thứ 9 (1478), đời vua Lê Thánh Tông, làm quan đến chức Hữu thị lang bộ Lễ, tôn phong Tá lý công thần.
Bằng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Nhà thờ Nguyễn Tâm Hoằng 
Lãnh đạo xã và dòng họ vinh dự đón nhận bằng di tích lịch sử cấp tỉnh đối với nhà thờ Nguyễn Tâm Hoằng

Trong Văn tế của Hội Văn làng Trường Lưu và Văn tế của Hội Văn xã Lai Thạch, được nhà Hán học Lê Hữu Nhiệm dịch năm 2001 cho thấy, các vị khoa bảng được xã tế tại Nhà Thánh của xã thì cụ Nguyễn Tâm Hoằng là người đứng đầu trong danh sách 16 vị được tế và là người khai khoa cho xã Lai Thạch xưa (Song Lộc ngày nay). Hiện ở Văn miếu Quốc Tử Giám, bia Tiến sỹ khoa Mậu Tuất (1478) có 59 người đỗ, cụ Nguyễn Tâm Hoằng đứng thứ 18.

Cũng theo bài Văn tế, ít nhất cụ Nguyễn Tâm Hoằng được 3 lần phong sắc thời triều Nguyễn và sau đó 2 - 3 lần được tặng thêm mỹ tự (mỗi lần tặng thêm mỹ tự đều có sách riêng). Các sắc phong này đã được dịch ra chữ quốc ngữ.

Hiện nay, phần mộ của cụ Hoằng và cụ bà đã chuyển về nghĩa trang của xã, và được tu sửa cẩn thận.

Nối tiếp truyền thống quê hương giàu truyền thống cách mạng, khoa bảng, nhiều thế hệ con cháu dòng họ đã thành đạt và có nhiều đóng góp cho quê hương, đất nước qua các thời kỳ lịch sử.

Việc công nhận nhà thờ Nguyễn Tâm Hoằng là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh là dịp để con cháu dòng họ, người dân Song Lộc tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với các thế hệ cha ông; đặt ra trách nhiệm trong việc quản lý, bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo và phát huy các giá trị của di tích.

Võ QUang ĐạT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay19,009
  • Tháng hiện tại777,127
  • Tổng lượt truy cập26,582,449
Banner trai
Banner phai
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây