Tập Đoàn Họ Nguyễn
HỆ THỐNG KẾT NỐI CÁC TRANG TIN CỦA HỌ NGUYỄN VIỆT NAM
  Trang tin này được lập ra với mục đích duy nhất là kênh kết nối với các trang chi tộc Nguyễn Việt Nam. Tìm hiểu lịch sử cội nguồn, ca ngợi những giá trị, công lao, tấm gương của anh linh tiên tổ, của các bậc tiền nhân từ đó tạo sự kết nối và hiểu biết thế sự về dòng họ Nguyễn cho hậu thế. Không mục đích chính trị, kinh doanh, vụ lợi. Với tất cả sự nhiệt tâm của ban quản trị... Trong quá trình xây dựng có thể còn sai sót , không phù hợp hoặc chưa đầy đủ, Ban quản trị rất mong bạn đọc thiện nguyện, nhiệt tình, đồng tâm góp ý, cung cấp các thông tin, bài viết, các tư liệu và địa chỉ của các trang chi tộc cùng chung sức với chúng tôi để bổ xung, chỉnh sửa cho trang kết nối của dòng họ Nguyễn được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn!   ..

CA KHÚC HỌ NGUYỄN: NGUYỄN AN

Thứ bảy - 12/03/2016 05:21

CA KHÚC HỌ NGUYỄN: NGUYỄN AN

Ông Nguyễn An (1381-1453) là một người Lạc Việt, sống vào thời nhà Hồ (1400-1407), bị giặc Tàu thời nhà Minh (1368-1644) bắt ép về Tàu khi nước Việt bị giặc Tàu xâm lăng (1407-1427). Ông là một trong những công trình sư trụ cột đã tổ chức, thiết kế, vẽ kiểu và chỉ huy việc xây dựng Cố Cung (Tử Cấm Thành, Forbidden Palace), kinh thành Bắc Kinh, cung vua phủ chúa, trú sở của các quan, xây đê điều trị thủy dọc các sông như sông Hoàng Hà, và các công trình khác.
Tác Giả: Tâm Thơ, Ngô Nguyễn Trần
Hòa Âm: Nhạc sĩ Lê Huỳnh
Trình Bày: Hoàng Quân


Ông Trịnh Hòa (1371-1433), còn có tên là Hajji Mahmud Shams, là một người có đạo Hồi, gốc vùng Trung Á, áng chừng thuộc nước Uzbekistan ngày nay, là một nhà hàng hải nổi tiếng của thế kỷ 15, đã giong buồm đi từ Trung Hoa đến các biển đảo và đất liền của các nước Đông Nam Á, Châu Á, Châu Phi, Ấn Độ, Ả Rập và có thể là các nơi khác nữa.

Hai ông là hai trong số các bậc kỳ tài, thuộc thế hệ đầy kiêu hãnh và đầy uất ức, bị buộc sống lưu vong xứ người dưới sự "phát triển hòa bình" của đế quốc nhà Minh đang thời cực thịnh ở Trung Hoa vào thế kỷ 15. Cả hai ông đều bị bắt phải hoạn, phải quy thuộc và từ giã quê hương bản quán để phục vụ nhà Minh tại Bắc Kinh. Ông Nguyễn An xuất thân từ nước Đại Việt. Ông Trịnh Hòa xuất thân từ nước Đại Lý (Vân Nam ngày nay), nơi mà tổ tiên của ông đến từ vùng Trung Á để phục vụ đế chế Mông Cổ trước đó nữa.

Những sự kiện, nhân duyên lịch sử ấy lẽ ra chỉ dừng lại ở đó nếu một số học giả Trung Hoa hiện tại không nhân danh công trình hàng hải của ông Trịnh Hòa để gây ra điều bất bình cho các nước vùng Đông Nam Á và thế giới. 

Một số học giả Trung Hoa ngày nay đầy vọng niệm nói rằng nước họ có "chủ quyền lịch sử" ("historical rights") ở vùng biển Đông Nam Á mà người Việt từ bao đời gọi là Đông Hải, Biển Đông, dựa trên "dấu ấn văn hóa và lịch sử Trung Hoa" qua các bản đồ hành hải của ông Trịnh Hòa và các cổ vật dưới đáy biển do bão đánh chìm các thương thuyền. Họ nói ông Trịnh Hòa "thám hiểm", "phát hiện" ra biển và đảo ở vùng này.

Các học giả Trung Hoa ấy sẽ giải thích như thế nào về "dấu ấn văn hóa và lịch sử Việt Nam" qua những công trình xây dựng Cố Cung và đô thị thành Bắc Kinh do ông Nguyễn An người Việt Nam vẽ kiểu và xây dựng trên đất Trung Hoa? Nếu xưa ông Trịnh Hòa đi ngang qua biển đảo nước khác, để nay những chuyến đi ấy được dùng như bằng chứng lịch sử và cho rằng đó là sự "thám hiểm" và "phát hiện" ra biển đảo, thì ông Nguyễn An đã đi dọc đất nước Trung Hoa, lên tận Bắc Kinh, vẽ sơ đồ, tổ chức, chỉ huy việc xây Cố Cung và thành Bắc Kinh, sẽ được giải thích như thế nào, trong cùng một mục đích tạo dựng bằng chứng lịch sử để nói về "chủ quyền lịch sử"?

Tất nhiên không phải học giả Trung Hoa nào cũng có cách nghĩ về "chủ quyền lịch sử" một cách ngược ngạo như thế. Điều may mắn là các học giả Việt Nam, từ cổ chí kim, đã hiểu biết về cuộc sống và công trình của ông Nguyễn An từ lâu, nhưng họ không bao giờ lên tiếng nhân danh Ông cho một mục đích đen tối nào, ngay cả những lúc dường như việc nhân danh Ông để phản bác lại lập luận không thành ý, không chính tâm của một số các học giả Trung Hoa về "chủ quyền lịch sử" dựa vào ông Trịnh Hòa là cần thiết.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay25,710
  • Tháng hiện tại922,773
  • Tổng lượt truy cập28,716,255
Banner trai
Banner phai
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây