Tập Đoàn Họ Nguyễn
HỆ THỐNG KẾT NỐI CÁC TRANG TIN CỦA HỌ NGUYỄN VIỆT NAM
  Trang tin này được lập ra với mục đích duy nhất là kênh kết nối với các trang chi tộc Nguyễn Việt Nam. Tìm hiểu lịch sử cội nguồn, ca ngợi những giá trị, công lao, tấm gương của anh linh tiên tổ, của các bậc tiền nhân từ đó tạo sự kết nối và hiểu biết thế sự về dòng họ Nguyễn cho hậu thế. Không mục đích chính trị, kinh doanh, vụ lợi. Với tất cả sự nhiệt tâm của ban quản trị... Trong quá trình xây dựng có thể còn sai sót , không phù hợp hoặc chưa đầy đủ, Ban quản trị rất mong bạn đọc thiện nguyện, nhiệt tình, đồng tâm góp ý, cung cấp các thông tin, bài viết, các tư liệu và địa chỉ của các trang chi tộc cùng chung sức với chúng tôi để bổ xung, chỉnh sửa cho trang kết nối của dòng họ Nguyễn được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn!   ..

NÉT ĐẸP TRONG TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC DÒNG HỌ

Thứ tư - 09/03/2016 07:39

NÉT ĐẸP TRONG TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC DÒNG HỌ

Văn hóa dòng họ được thể hiện trong tục thờ cúng tổ tiên, đồng thời là một sắc thái văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam được gìn giữ bao lâu nay. Theo thời gian, dòng họ không ngừng phát huy các truyền thống tốt đẹp như yêu nước, hiếu học, giúp đỡ người nghèo… và tích cực đóng góp để làm giàu cho quê hương.
Sắc phong Thư Ngọc Hầu lưu giữ tại phủ thờ Nguyễn Tộc


Gắn liền với thời đi khai hoang mở cõi, các dòng họ để lại dấu ấn rõ nhất là Từ đường. Từ đường xây dựng bằng gạch, theo lối kiến trúc đình miếu có chạm trổ ở nóc và có sân gạch, hàng rào, cổng ngõ… chính là nơi chốn tâm linh của một tộc họ. Ở đó, dòng họ thờ các vị cao tằng thủy tổ và các tiên linh khác của họ tộc, là sự gắn kết và tiếp nối của bao thế hệ. Trong tỉnh, hầu như mỗi huyện, thị, thành đều có vài dòng họ nổi danh với lịch sử lập nghiệp, phát triển rạng danh như dòng họ Phan (Phú Tân), dòng họ Lê Công (Châu Đốc), dòng họ Đỗ (Thoại Sơn), dòng họ Dương và dòng họ Nguyễn (Chợ Mới)… Lê Công phủ (Châu Đốc) thờ bà Huỳnh Thị Phú là bà tổ, người có công lao lớn nhất trong họ. Thuở xưa, do thiên tai đói nghèo, bà làm đơn xin vay lúa của triều đình để cứu tế dân, lập nhà thương rước danh y về chẩn trị, bốc thuốc miễn phí cho dân nghèo, cưu mang trẻ bị bỏ rơi… Những việc làm nhân đức cũng như công lao khai hoang lập ấp, mở rộng đất đai canh tác, nỗ lực cải thiện cuộc sống cho cộng đồng của các vị tổ tiên tộc họ Lê Công tại xã Châu Phú đã được triều đình ở Huế ghi nhận và nhà vua ban chiếu sắc phong cho ông Lê Công Thoàn (ông tổ lớn nhất) chức “Tiền hiền” làng Châu Phú.
Ở cù lao Giêng có 2 dòng họ lớn nhất và nổi tiếng nhất là họ Dương và họ Nguyễn. Phủ thờ họ Dương còn gọi là miếu Tiền Hiền, một gia tộc quê miền Trung vào phương Nam khai cơ lập nghiệp những năm giữa thế kỷ XVIII. Tiền hiền được thờ là ông Dương Công Quận, người cùng gia đình đã không ngại khó khăn, gian khổ đương đầu với bao thử thách khắc nghiệt để khai khẩn, cải tạo đồng hoang, lập ruộng vườn, mở rộng làng mạc vun bồi cho vùng đất mới. Sau khi ông mất, ngôi nhà ông ở được con cháu lập thành ngôi Từ đường thờ tự ông. Trải qua nhiều đời, họ Dương đều được xã hội tôn vinh, tín nhiệm, được Ban Tế tự đình làng Mỹ Chánh cử giữ chức vụ quan trọng trong hàng hương chức, hương cả, hương văn, hương bộ… Qua bao thăng trầm lịch sử, dù cuộc sống còn nhiều khó khăn song noi gương người xưa, con cháu họ Dương luôn nêu cao truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, đoàn kết thương yêu nhau, lao động cần cù, tạo nên thôn xóm họ Dương hưng thịnh như ngày hôm nay. Kiếng họ Dương ngày nay trên 200 hộ. Tiếp nối truyền thống cha ông, trong 2 cuộc kháng chiến, tộc họ Dương đã góp nhiều công sức cho sự nghiệp cách mạng, được tặng thưởng nhiều Huân chương hạng I, II, III và Bằng khen, 3 Liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và chiến tranh biên giới Tây Nam. Ông Dương Công Cai (người cháu đời thứ 7) đang trông nom phủ thờ họ Dương cũng tham gia hoạt động cách mạng và được kết nạp Đảng từ năm 1967.
Van hoa dong ho 02
Dương Công phủ tự hào vừa là nơi thờ tự tổ tiên, vừa là di tích lịch sử

Chi họ Nguyễn đến khẩn hoang ở cù lao Giêng, tổ đời 1 là ông Nguyễn Văn Núi và vợ là bà Lê Thị Nhạc, trong đó có 3 người con phò chúa Nguyễn Ánh. Sau khi lên ngôi, vua Gia Long truy tặng các tướng sĩ có công dựng nghiệp, Nguyễn Văn Thư được sắc truy tặng “Đặc tiến phụ quốc Thượng tướng quân, Thượng trụ quốc, Khâm sai, Chưởng doanh Thư Ngọc Hầu”. Gia tộc họ Nguyễn từ Bình Định vào đã có mặt tại cù lao Giêng từ rất sớm, nay dòng họ đã đến đời thứ 12, với  hơn 4.000 con cháu sinh sống. Phủ thờ Nguyễn tộc còn gọi là dinh thờ Ba quan Thượng đẳng được con cháu đời sau xây dựng từ thế kỷ XIX. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, phủ thờ trở thành nơi ẩn nấp an toàn cho nhiều cán bộ cách mạng, bàn chánh phủ thờ là hầm bí mật nuôi chứa cán bộ thời gian dài. Không chỉ đóng góp cho sự nghiệp cách mạng, tiếp nối bao đời qua, dòng họ Nguyễn còn phát huy tinh thần hiếu học, răn dạy và động viên con cháu học hành, duy trì việc khen thưởng và tham gia các hoạt động khuyến học trong địa phương.

Trải qua hàng trăm năm, các Từ đường không chỉ giữ gìn gần như nguyên vẹn kiến trúc và nội thất, mà còn có cả những truyền thống tốt đẹp của dòng họ, đặc biệt thể hiện qua văn hóa ứng xử với quá khứ trên tinh thần “uống nước, nhớ nguồn”.

Bài, ảnh: MỸ HẠNH

Nguồn tin:http://www.baoangiang.com.vn/Chuyen-muc-khac/Trong-tinh/Net-ep-trong-truyen-thong-cua-cac-dong-ho.html#

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay39,368
  • Tháng hiện tại277,328
  • Tổng lượt truy cập28,070,810
Banner trai
Banner phai
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây