Tập Đoàn Họ Nguyễn
HỆ THỐNG KẾT NỐI CÁC TRANG TIN CỦA HỌ NGUYỄN VIỆT NAM
  Trang tin này được lập ra với mục đích duy nhất là kênh kết nối với các trang chi tộc Nguyễn Việt Nam. Tìm hiểu lịch sử cội nguồn, ca ngợi những giá trị, công lao, tấm gương của anh linh tiên tổ, của các bậc tiền nhân từ đó tạo sự kết nối và hiểu biết thế sự về dòng họ Nguyễn cho hậu thế. Không mục đích chính trị, kinh doanh, vụ lợi. Với tất cả sự nhiệt tâm của ban quản trị... Trong quá trình xây dựng có thể còn sai sót , không phù hợp hoặc chưa đầy đủ, Ban quản trị rất mong bạn đọc thiện nguyện, nhiệt tình, đồng tâm góp ý, cung cấp các thông tin, bài viết, các tư liệu và địa chỉ của các trang chi tộc cùng chung sức với chúng tôi để bổ xung, chỉnh sửa cho trang kết nối của dòng họ Nguyễn được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn!   ..

TỪ ĐƯỜNG NGUYỄN KIM

Thứ hai - 07/03/2016 00:21

TỪ ĐƯỜNG NGUYỄN KIM

1. Tên di tích: Từ đường Nguyễn Kim
2. Loại công trình: Từ đường dòng họ
3. Loại di tích: Khu lưu niệm
4. Quyết định: Quyết định xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết định số 100 Ngày 22 tháng 01 năm 1989

5.     Địa chỉ di tích: Xã Bách Thuận - Huyện Vũ Thư - Tỉnh Thái Bình
6.     Tóm lược thông tin về di tích    


          Từ đường dòng họ Nguyễn Kim được công nhận là “Di tích Lịch sử - Văn hóa" cấp quốc gia vì những lí do sau đây: 
 Thủy tổ dòng họ Nguyễn Kim có hai người con
-  Nguyễn Kim Lệ (anh)
-  Nguyễn Kim Chính (em)
a. Trước hết nói về thân thế sự nghiệp cụ Nguyễn Kim Lệ
          Cụ Nguyễn Kim Lệ thân sinh 4 người con
               - Nguyễn Kim Trân
               - Nguyễn Kim Thắng
               - Nguyễn Kim An
               - Nguyễn Kim Phẩm
          Cụ Nguyễn Lệ là người học giỏi thông minh, vì có tài danh được triều đình bổ giữ chức Đông cung thị giảng, trông nom việc học hành cho Thái tử Lê Duy Vĩ (Triều Lê) 1756 - 1757. Thời kì này trong hoàng cung còn có Thế tử của Trịnh Doanh là Trịnh Sâm, do ghen ghét tài năng, giữa Thế tử Trịnh Sâm và Thái tử Lê Duy Vĩ, nên Thế tử Trịnh Sâm tìm cách hãm hại Thái Tử Duy Vĩ. Việc làm trên đã tạo dựng lên mối liên quan không nhỏ đến cụ Nguyễn Kim Lệ và cho là cụ Lệ cùng đồng bọn âm mưu sát hại Thái tử Lê Duy Vĩ, sau đó cụ bị bắt giam cầm, tra khảo đến khi chết.
Do có lòng nợ nước thù nhà nên 4 người con của cụ Lệ là Nguyễn Kim Trân - Nguyễn Kim Thắng - Nguyễn Kim An - Nguyễn Kim Phẩm, nhận thấy tình hình đất nước rối ren (Trịnh - Nguyễn phân tranh) 4 ông đã vào Gia Định (1779) cùng Nguyễn Ánh diệt Trịnh vừa là nghĩa lớn đối với đất nước mặt khác trả thù cho cha bị Trịnh Sâm hãm hại. Diễn biến cuộc chiến thời kì này dẫn đến thảm họa: 3 cụ Nguyễn Kim Phẩm - Nguyễn Kim An -      Nguyễn Kim Trân tử trận. Riêng cụ Nguyễn Kim Thắng bị bắt sau trốn trại về sống với mẹ tại Thành Nam, và đã tạo nên sự sinh sôi nảy nở cho con cháu dòng họ Nguyễn Kim cho đến hôm nay.

         Khi Nguyễn Ánh lên làm vua tức là vua Gia Long đã truy tặng bề tôi của mình trong đó có các cụ:
               -  Nguyễn Kim Phẩm
               -  Nguyễn Kim An 
               -  Nguyễn Kim Trân
Là những người có nhiều công lao đóng góp thời Trịnh - Nguyễn
- Sắc phong được ghi nhận công trạng - chức sắc được phong
- Tiếp đó có sắc chỉ cho làng Thuận Vy có nghĩa vụ thờ phụng hàng năm
b. Thân thế sự nghiệp cụ Nguyễn Kim Chính
      Cụ sinh được 2 người con: một trai, một gái
         - Con gái đầu lòng tên là Uyển Trà
         - Con trai tên là Nguyễn Kim Hồng
      Cụ còn nuôi thêm một người cháu cùng họ tên là Nguyễn Kim Nho. Do tình hình nội bộ gia đình không được hòa thuận từ đó dẫn đến bà Uyển Trà xin cha cho mình ở riêng một nhà làm nhiệm vụ chăm sóc bà nội (mẹ đẻ mất sớm bố lấy vợ kế). Ngoài việc chăm sóc bà nội Uyển Trà còn có nghĩa vụ chăm sóc hai người em ăn học, từ đó Uyển Trà đặt tên cho nhà mình ở là Lầu Cô Vân (nơi chùa Từ Vân bây giờ)
      Để giải quyết mâu thuẫn của gia đình, có thêm điều kiện nuôi dạy hai em ăn học, Uyển Trà xin bố đẻ xuất gia tu hành, được bố chấp nhận Uyển Trà đã đi tu và đổi lại tên nhà mình đang ở thành Từ Vân Tự (chính là chùa Từ Vân bây giờ). Bà đặt tên cho mình là sư Phúc Lai. 
Thời kì này tại vùng Nam Định binh lửa rối ren, trong thì Tây sơn đánh ra, ngoài thì chúa Trịnh đánh vào.
Lúc này Kim Hồng, Kim Nho đã khôn lớn, sư Phúc Lai giảng giải cho 2 em biết điều hơn lẽ thiệt, hiểu tình hình đất nước và hướng cho hai em phải đi con đường chính nghĩa.
      Nguyễn Kim Nho theo Tây Sơn diệt Trịnh và đem quân về đóng tại vùng Lạng Sơn chặn đánh quân Mãn Thanh. Cuối năm Mậu Thân 30 vạn quân Tôn Sỹ Nghị kéo đến Hà Nội. Ngày 5 tháng 1 năm Kỷ Dậu vua Quang Trung đánh mạnh, quân Thanh chết 2/3 còn 1/3 theo Tôn Sỹ Nghị chạy về nước.
      Một hôm sư Phúc Lai nhận được một thư báo: Trịnh Sâm giết Thái Tử Lê Duy Vĩ (Nhà Lê) đổ tội cho cụ Lệ, đồng thời Trịnh Sâm phục thù các con cụ Lệ (Trâm - An - Phẩm - Thắng) cùng Nguyễn Ánh đánh dòng dõi họ Trịnh. Trịnh Sâm đã khôi phục mối thù này nên Trịnh Sâm đã dùng chiến thuyền kéo quân về bến Thuận Vy với mục đích chu di tam tộc dòng họ Nguyễn Kim và tàn sát nhân dân hai tỉnh Thái Bình - Nam Định. May thay trên chiến thuyền cùng đi có mẹ đẻ Trịnh Sâm là Thái Phi đi lễ đền Gôi và đền Sòng. Thái Phi hiểu rõ ý đồ của Trịnh Sâm, Thái Phi truyền lệnh cho quân sỹ phải đóng thuyền giữa dòng sông không được manh động khi chưa có lệnh của Thái Phi. Riêng Trịnh Sâm dẫn một đạo quân nhỏ cùng Thái Phi đễn của chùa (Từ vân) bây giờ, sư Phúc Lai đã dùng tâm linh phật pháp thuyết phục Thái Phi, Thái Phi nghe theo ra lệnh cho quân sỹ của Trịnh Sâm rút khỏi nơi này không gây ra cảnh đói rét, đầu rơi, máu chảy.
      Sáng hôm sau Trịnh Sâm thiết triều tại đình làng Thuận Vy truyền rằng: vâng lệnh Thái Phi chiêu an cho nhân dân Thái Bình - Nam Định đâu về vùng ấy làm ăn sinh sống, những nhà nào trước đây bị đốt phá hoặc thiệt hại chiểu theo giá trị bồi thường, lại hạ 3/4 sưu thuế trong 10 năm, đồng thời trích tiền kho Nam Định phát chẩn cho nhân dân, toàn tỉnh Nam Định được xóa sưu thuế.
      Các công việc trên đều giao cho quan lại địa phương thi hành giám sát thường xuyên tâu về cho Vương Phi biết
Tất cả việc trên diễn ra năm giữa năm Tân Mão niên hiệu Cảnh Hưng thứ 32 (1771)
Tóm lại tất cả những danh nhân của đất nước thời Trịnh - Nguyễn phân tranh đều được các triều đại phong kiến cấp sắc
* Cụ Nguyễn Kim Lệ được vua Lê Chiêu Thống cấp sắc:
Duệ hiệu thần là: Đinh sửu khoa hội tam trường nhập nội thanh cung thị giảng Nguyễn tướng công húy Lệ triết liệt tôn thần
    Hạ chiếu cho các xã quê hương rước sắc phong về thờ ở đền làng
* Các cụ: Trân - An - Phẩm đều được cấp sắc phong    Niên hiệu Khải Định thứ 9 (1924) ngày 25 tháng 7
*  Bà Thanh Bình - Hiệu phúc lai được phong sắc
 Thời Khải Định cửa niên - Thất Nguyệt Nhị thập ngũ nhật ngày 25 tháng 7 năm 1924
Ghi chú: Tại di tích lịch sử từ đường Nguyễn Kim hiện đang phụng thờ:
    - Anh linh bà Thanh Bình (Sư phúc Lai)
    - Cụ Nguyễn Kim Trân - Nguyễn Kim An - Nguyễn Kim Thắng
    - Cụ Nguyễn Kim Lệ - Nguyễn Kim Phẩm
    - Nguyễn Kim Nho - Nguyễn Kim Hồng
- Do có công lao nên trong chế độ nhà nước phong kiên đã ghi nhận
- Tới nay công lao này vẫn được lưu trữ tại Bộ văn hóa thể thao - Du lịch (Nước CHXHCN Việt Nam)
- Năm 2009 sau khi làng Thuận Vy hoàn thành công trình xây dựng đình làng. Cục bảo tồn - bảo tàng thuộc bộ văn hóa thông tin - Du lịch đã chuyển giao duệ hiệu 5 vị Thành Hoàng của làng về thờ tại đình làng trong đó có:
    - Bà Ả lã Phương Dung (Họ Phạm)
    - Bà Nguyễn Thị Uyển Trà (Họ Nguyễn Kim)
    - Cụ Nguyễn Kim Trân (Họ Nguyễn Kim)
    - Cụ Nguyễn Kim An (Họ Nguyễn Kim)
    - Cụ Nguyễn Kim Phẩm (Họ Nguyễn Kim)
Với những đóng góp đó của những người con dòng họ Nguyễn Kim, từ đường Nguyễn Kim đã được công nhận là di tích lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia. 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay27,934
  • Tháng hiện tại330,310
  • Tổng lượt truy cập32,797,010
Banner trai
Banner phai
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây