Trang tin này được lập ra với mục đích duy nhất là kênh kết nối với các trang chi tộc Nguyễn Việt Nam. Tìm hiểu lịch sử cội nguồn, ca ngợi những giá trị, công lao, tấm gương của anh linh tiên tổ, của các bậc tiền nhân từ đó tạo sự kết nối và hiểu biết thế sự về dòng họ Nguyễn cho hậu thế. Không mục đích chính trị, kinh doanh, vụ lợi. Với tất cả sự nhiệt tâm của ban quản trị... Trong quá trình xây dựng có thể còn sai sót , không phù hợp hoặc chưa đầy đủ, Ban quản trị rất mong bạn đọc thiện nguyện, nhiệt tình, đồng tâm góp ý, cung cấp các thông tin, bài viết, các tư liệu và địa chỉ của các trang chi tộc cùng chung sức với chúng tôi để bổ xung, chỉnh sửa cho trang kết nối của dòng họ Nguyễn được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn! | .. |
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) do Lê Lợi cầm đầu đã tập hợp các anh hùng hào kiệt khắp nơi và cùng với nhân dân cả nước đứng lên chống giặc. Trong cuộc hành quân để " tạo đất đứng chân" nghĩa quân Lam Sơn đã tiến vào Đổ Gia, nay là Huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; tại đây nghĩa quân đã gặp người anh hùng cầm đầu nổi dậy chống giặc đó là Nguyễn Tuấn Thiện.
UBND thị trấn Nghèn (Can Lộc) cùng con cháu dòng họ Nguyễn Duy vừa tổ chức Lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử Văn hóa cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Nguyễn Duy.
Tại hội thảo khoa học “Sự nghiệp Danh nhân Nguyễn Văn Thành với lịch sử dân tộc Việt Nam vào đầu thế kỷ XIX” tổ chức vào ngày 24/12, tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hà Nội, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã khẳng định công lao to lớn của Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn Thành trên các lĩnh vực văn hóa-lịch sử-giáo dục đối với Thăng Long và vùng đất Bắc thành cũng như những cống hiến của ông trong việc ổn định đời sống xã hội và yên dân.
Bắt đầu từ thế kỷ 16, khu vực Đàng trong trở thành một mảnh đất rộng lớn với những giá trị lịch sử của một thời đại mới. Xứ Đàng trong lúc bấy giờ cũng không còn là hoang địa nữa. Trải qua thời gian, khu vực này đã khá ổn định với những trung tâm như: Thuận Hoá, Quảng Nam, Gia Định... Theo như đánh giá lúc bấy giờ còn được chép lại trong Ô châu cận lục và trong ghi chép của các giáo sĩ nước ngoài tới Đàng trong thời điểm ấy thì những khu vực trên đã có dáng dấp của một trấn quan trọng.
Tháng 9 năm 1858, liên quân Pháp và Tây Ban Nha tấn công thành Đà Nẵng với mục tiêu đánh thẳng vào kinh thành Huế… Tuy nhiên, kế hoạch này bị thất bại. Họ đã không thể vượt qua được cụm phòng thủ Hải Vân
Năm Mậu Ngọ (1558), Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng đã đưa gia đình cùng những người thân tín nhất của mình vượt núi Hoành Sơn để đi về phương Nam trấn nhậm. Mảnh đất đầu tiên ông dừng chân ở lại có tên là Ái Tử, thuộc huyện Đăng Xương (nay thuộc huyện Triệu Phong của tỉnh Quảng Trị). Ở đó, ông bắt đầu thu phục nhân tâm, rộng ban ơn đức, chiêu mộ anh hùng hào kiệt từ khắp mọi nơi kéo về hội tụ. Từ đó, họ Nguyễn bắt đầu khởi nghiệp và bành trướng ở xứ Đàng Trong…
Nguyễn Văn Thành (chữ Hán: 阮文誠; 1758 – 1817) là một trong những vị khai quốc công thần của triều Nguyễn đồng thời là một trong những người có công lớn nhất trong việc đưa Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi, trở thành vị vua đầu tiên (vua Gia Long) của triều Nguyễn - triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam (1802-1945).
Website honguyenquancong.com là kênh thông tin chính thức của dòng họ Nguyễn Huế - Gia Định, là diễn đàn trao đổi giữa các chi họ Nguyễn trong và ngoài nước. Ban quản trị Website mong muốn nhận được bài viết, hình ảnh về các hoạt động của các chi họ để trang Web thêm phong phú, đa dạng. Mọi thông tin xin gửi về địa chỉ Email: honguyenquancong@gmail.com hoặc duyhung12258@gmail.com.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (chữ Hán: 阮秉謙; 1491–1585) được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Lê-Mạc phân tranh cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam.
Những ngày cuối năm này, Ban quản lý Di tích đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và người dân xã Lý Học (huyện Vĩnh Bảo) đang khẩn trương chỉnh trang lại toàn thể khu di tích để chuẩn bị cho lễ hội đền Trạng Trình và kỷ niệm 430 ngày mất danh nhân văn hóa lỗi lạc của đất nước (1585-2015).
Làng Phương Mỹ xã Mỹ Đồng thời phong kiến thuộc tổng Thái Lai. Tổng Thái Lai có sáu xã gồm Thái Lai, Đồng Lý, Nhân Lý, Cao Kênh, Hoa Chương, Câu Tử. Đời vua Đồng Khánh xã Hoa Chương đổi thành Phương Mỹ.
1. Tên di tích: Từ đường Nguyễn Kim
2. Loại công trình: Từ đường dòng họ
3. Loại di tích: Khu lưu niệm
4. Quyết định: Quyết định xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết định số 100 Ngày 22 tháng 01 năm 1989
Trong quá trình khảo sát, lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh trên địa bàn huyện Thạch Hà, nhóm cán bộ chuyên môn Bảo tàng Hà Tĩnh được các cụ
Vừa qua, tại nhà thờ Nguyễn Huy Tự (xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), Bảo tàng, Thư viện tỉnh Hà Tĩnh và Thư viện tỉnh Nghệ An đã phối hợp cùng với con cháu dòng họ Nguyễn Huy - Trường Lưu tiến hành khảo sát, rập in được 1400 bản (dương bản) từ 375 mộc bản có niên đại thời Lê Trung Hưng.
Lần kỷ niệm 295 năm ngày mất của danh nhân Nguyễn Quý Đức, ngày hội Xuân tế mùng 9 tháng Giêng năm Ất Mùi 2015 ở nhà thờ Tam Đại Vương thôn Đình, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm tấp nập hơn mọi năm. Con cháu dòng họ Nguyễn Quý trở về từ khắp mọi miền đất nước thành kính dâng nén hương lên tiên tổ, nguyện tiếp nối truyền thống "Một nhà có Tam Đại vương, cổ kim thực ít thấy".
Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều nổi tiếng của dân tộc Việt Nam, con người và tác phẩm đã được tổ chức Văn hóa thế giới UNESCO công nhận và nhiều người biết đến. Nhân 250 năm ngày sinh nhà thơ Nguyễn Du (1766-2015) chúng ta cùng tìm hiểu về những di sản văn hóa gắn với ông ở trên đất Thái Nguyên.
Ngày xưa, hằng năm, lịch quan dựa theo các cuốn Vạn niên thư (hay còn gọi là Vạn niên lịch, một loại lịch được tính cho nhiều năm, thậm chí cả 100 năm, mang tính khoa học cao - PV) rà soát kỹ lại lịch năm tới, tính thêm các ngày tốt, xấu, tiết khí, giờ chuyển tiết… sau đó trình lên vua. Lịch được duyệt thì đem khắc in gọi là niên lịch để cuối năm, nhà vua thay trời đất ban bố lịch cho quan dân dùng, ban tiết khí cho dân cấy cày. Niên lịch có 3 loại: loại dùng cho dân, loại ban cho các quan và loại dùng trong hoàng tộc.
Nhà thờ họ Nguyễn Quý được xây vào năm 1721, bên trong thờ 3 cha con, ông cháu của tể tướng Nguyễn Quý Đức được tôn làm thành hoàng làng Đại Mỗ. Xếp hạng: Di tích lịch sử văn hóa. Địa chỉ: xóm Đình, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Toạ độ: 20°59’53"N 105°45’24"E; cách Hồ Gươm chừng 15km về hướng tây-nam. Điểm dừng xe bus gần nhất: cạnh ngã ba Biển Sắt trên đường TL70 (bus 57).
Hiện nay ở quê hương Quế ổ có nhà thờ và lăng mộ các vị quận công, do ông Nguyễn Đức Dục là trưởng họ trông nom. Khu di tích này xây dựng thời Lê, nhưng trong kháng chiến chống Pháp đã bị phá huỷ hầu hết các công trình xây dựng, chỉ còn lại một bia đá và 2 voi đá, 2 ngựa đá ở lăng mộ.
Sáng 15.8.2013, tại khu di tích An Lăng (thuộc P.An Cựu, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế), Hội đồng Nguyễn Phước tộc và Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế cùng gia đình vua Duy Tân đã tổ chức triển lãm công bố nhiều bức ảnh quý hiếm về vị cựu hoàng này.
Sáng ngày 24.4.2015, Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên-Huế khai mạc triển lãm chuyên đề Sách đồng và mộc bản thời Nguyễn và tiếp nhận hiện vật do nhà sưu tầm cổ vật Lâm Dũ Xênh trao tặng.
Trần Đình Sơn nói, đến nay ông chỉ biết họa sĩ từng làm việc tại Tòa Khâm sứ ở Huế, về hưu với hàm chánh thất phẩm, coi việc biên chép sử sách công văn ở Hàn lâm viện, còn lại ông tự tìm hiểu thêm để đi đến đoán định họa sĩ Nguyễn Văn Nhân gốc người Hà Nội, chuyển vào Trung làm việc cho đến cuối đời.
Gia Miêu ngoại trang xưa thuộc tổng Thượng Bạn (huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, trấn Thanh Hoa), nay thuộc xã Hà Long (huyện Hà Trung, Thanh Hóa), là nơi phát tích của vương triều Nguyễn.
Họ Nguyễn Phú hiện nay định cư tai đất thôn Ngọ, Chuyên Mỹ, Phú Xuyên, Hà Nội (Hà Tây cũ). Tương truyền một nhóm thợ sau khi xây dựng thành Thăng Long, được nhà Lý cấp phát đất lập nghiệp theo hướng tây nam thành Thăng Long (tính theo ḍòng nước chảy cách kinh thành 30 dặm).
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm từ giã cuộc đời cách đây vừa tròn 430 năm (1585-2015) nhưng tên tuổi của ông còn vang vọng mãi trong lòng dân tộc. Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhân vật tiêu biểu của lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI. Ông không chỉ để lại một sự nghiệp văn chương cho đời sau ngưỡng mộ mà hơn thế, cả một triết lý sống đáng để hậu thế phải suy ngẫm.
Sáng 30/7, tại Hà Nội, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ) đã long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng Di sản tư liệu Châu bản triều Nguyễn (thuộc chương trình “Ký ức thế giới” khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO)
Mộc bản triều Nguyễn là những bản gỗ khắc bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm ngược để in ra thành sách, được dùng phổ biến ở Việt Nam trong thời kỳ phong kiến.
Cuối cùng thì sau 13 năm, kể từ khi được Nhà nước công nhận là “Di tích Lịch sử - Văn hóa” cấp quốc gia năm 2001, phần mộ của nhà tư tưởng cách tân Kỳ Am Nguyễn Lộ Trạch cũng đã được trùng tu và tôn tạo thành khu lăng mộ khang trang, tương xứng với hình ảnh của một danh nhân văn hóa nước Việt.
Trong các nhân vật lịch sử Việt Nam, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) là một trong những thánh nhân còn để lại nhiều kỳ tích và giai thoại chứa nhiều bí ẩn khiến người đời còn phải mất nhiều công khám phá, bàn bạc và ngày càng sôi nổi.
“Truyện Kiều còn tiếng ta còn, tiếng ta còn nước ta còn”, đó là đánh giá của học giả Phạm Quỳnh đối với trước tác của Đại thi hào Nguyễn Du (1765 - 1820). Thời gian càng lùi xa, giá trị của Truyện Kiều càng hiện lên rực rỡ, tư tưởng của Nguyễn Du càng bộc lộ sự thâm thúy, sâu sắc mà cao hơn hết đó là tình thương con người.