Trang tin này được lập ra với mục đích duy nhất là kênh kết nối với các trang chi tộc Nguyễn Việt Nam. Tìm hiểu lịch sử cội nguồn, ca ngợi những giá trị, công lao, tấm gương của anh linh tiên tổ, của các bậc tiền nhân từ đó tạo sự kết nối và hiểu biết thế sự về dòng họ Nguyễn cho hậu thế. Không mục đích chính trị, kinh doanh, vụ lợi. Với tất cả sự nhiệt tâm của ban quản trị... Trong quá trình xây dựng có thể còn sai sót , không phù hợp hoặc chưa đầy đủ, Ban quản trị rất mong bạn đọc thiện nguyện, nhiệt tình, đồng tâm góp ý, cung cấp các thông tin, bài viết, các tư liệu và địa chỉ của các trang chi tộc cùng chung sức với chúng tôi để bổ xung, chỉnh sửa cho trang kết nối của dòng họ Nguyễn được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn! | .. |
Ngày xưa, hằng năm, lịch quan dựa theo các cuốn Vạn niên thư (hay còn gọi là Vạn niên lịch, một loại lịch được tính cho nhiều năm, thậm chí cả 100 năm, mang tính khoa học cao - PV) rà soát kỹ lại lịch năm tới, tính thêm các ngày tốt, xấu, tiết khí, giờ chuyển tiết… sau đó trình lên vua. Lịch được duyệt thì đem khắc in gọi là niên lịch để cuối năm, nhà vua thay trời đất ban bố lịch cho quan dân dùng, ban tiết khí cho dân cấy cày. Niên lịch có 3 loại: loại dùng cho dân, loại ban cho các quan và loại dùng trong hoàng tộc.
Nhà thờ họ Nguyễn Quý được xây vào năm 1721, bên trong thờ 3 cha con, ông cháu của tể tướng Nguyễn Quý Đức được tôn làm thành hoàng làng Đại Mỗ. Xếp hạng: Di tích lịch sử văn hóa. Địa chỉ: xóm Đình, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Toạ độ: 20°59’53"N 105°45’24"E; cách Hồ Gươm chừng 15km về hướng tây-nam. Điểm dừng xe bus gần nhất: cạnh ngã ba Biển Sắt trên đường TL70 (bus 57).
Hiện nay ở quê hương Quế ổ có nhà thờ và lăng mộ các vị quận công, do ông Nguyễn Đức Dục là trưởng họ trông nom. Khu di tích này xây dựng thời Lê, nhưng trong kháng chiến chống Pháp đã bị phá huỷ hầu hết các công trình xây dựng, chỉ còn lại một bia đá và 2 voi đá, 2 ngựa đá ở lăng mộ.
Họ Nguyễn Phú hiện nay định cư tai đất thôn Ngọ, Chuyên Mỹ, Phú Xuyên, Hà Nội (Hà Tây cũ). Tương truyền một nhóm thợ sau khi xây dựng thành Thăng Long, được nhà Lý cấp phát đất lập nghiệp theo hướng tây nam thành Thăng Long (tính theo ḍòng nước chảy cách kinh thành 30 dặm).
Sáng 30/7, tại Hà Nội, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ) đã long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng Di sản tư liệu Châu bản triều Nguyễn (thuộc chương trình “Ký ức thế giới” khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO)
Mộc bản triều Nguyễn là những bản gỗ khắc bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm ngược để in ra thành sách, được dùng phổ biến ở Việt Nam trong thời kỳ phong kiến.
Cuối cùng thì sau 13 năm, kể từ khi được Nhà nước công nhận là “Di tích Lịch sử - Văn hóa” cấp quốc gia năm 2001, phần mộ của nhà tư tưởng cách tân Kỳ Am Nguyễn Lộ Trạch cũng đã được trùng tu và tôn tạo thành khu lăng mộ khang trang, tương xứng với hình ảnh của một danh nhân văn hóa nước Việt.
Nhà của dòng họ Nguyễn Thạc ở làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) dựng từ năm 1686, được UNESCO trao giải thưởng công trạng trong bảo tồn di tích.
Nhân dân làng Sơn Đồng (xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội) mà dòng họ Nguyễn Viết rất đỗi tự hào và vẫn lưu truyền một câu chuyện đẹp giữa hai vị quan địa phương. Để trả ơn cứu mạng, Đô đốc Nguyễn Công Triều đã dựng ngôi nhà chỉ trong một đêm tặng cho bậc thân sinh ra bạn của mình. Đặc biệt là, trải qua hơn 300 năm, ngôi nhà hiện vẫn còn nguyên vẹn.
Theo các tư liệu, Nguyễn Tâm Hoằng (1434 - ?) là người làng Vĩnh Gia, nay thuộc xã Song Lộc (Can Lộc), thi đậu Tiến sĩ khoa Mậu Tuất, niên hiệu Hồng Đức thứ 9 (1478), đời vua Lê Thánh Tông, làm quan đến chức Hữu thị lang bộ Lễ, tôn phong Tá lý công thần.
Nhà thờ tộc Nguyễn Đức tọa lạc tại tổ 11, Thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Từ ngã tư Hà Lam đi về hướng Tam Kỳ khoảng 1 km là đến cổng Quán Hương (ngoài ngã ba Cây Cốc khoảng 1 km), tại cổng này đi thẳng theo hương lộ lát bêtông khoảng 300 m là đến trường Trung học phổ thông Thái Phiên
Nhà thờ họ Nguyễn thuộc xã Thanh Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Từ trung tâm thành phố Vinh theo Quốc lộ 46 khoảng 20 km đến thị trấn Nam Đàn, rẽ phải qua cầu Nam Đàn, du khách đi theo quốc lộ 15A khoảng 6km đến km 340 rẽ phải theo tỉnh lộ 533 khoảng 10 km, gặp nhà văn hóa thôn Nghi Xuân, thuộc địa phận xã Thanh Lâm, du khách rẽ phải 50 m là đến nhà thờ họ Nguyễn.
Sáng ngày 9/4/2014, Đảng ủy, chính quyền và nhân dân xã Lăng Thành, huyện Yên Thành đón nhận Bằng công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đền thờ và mộ Tiến sỹ Nguyễn Hữu Đạo trong không khí long trọng và tự hào.
Ngày 8/8/2014 xã Thạch Bằng long trọng tổ chức lễ đón bằng di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh nhà thờ họ Nguyễn Văn, nâng tổng số di tích trên địa bàn xã lên 6 di tích.
Đình làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) làm hoàn toàn bằng gỗ lim, vẫn giữ gần như nguyên vẹn kiến trúc cách đây 300 năm.
Căn cứ vào các tấm bia “Nguyễn tộc thế phả ký” (phả ghi đời thứ họ Nguyễn) được khắc vào năm Ất Hợi, niên hiệu Tự Đức thứ 28 (1875) thì: Dòng họ Nguyễn Bá là một trong những dòng họ đầu tiên của làng Cầu Hải đã cư trú ở đây từ thời vua Hồ Quý Ly, là 1 trong 4 tộc họ Nguyễn. 3 tộc họ còn lại là họ Nguyễn Đình, Nguyễn Đức làng Kỳ Lam và Nguyễn Đình làng Nông Sơn.
Ngày 23/2 (tức ngày 16 tháng Giêng), huyện Thuận Thành và Sở Văn hóa Thông tin, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức lễ dâng hương và khai hội Kinh Dương Vương (ở xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) kỷ niệm 4.895 năm đức Vua Thủy tổ Việt Nam khai sinh mở nước; tiếp nhận phiên bản Mộc bản triều Nguyễn về Vua thủy tổ Kinh Dương Vương.
Đây là từ đường thờ tổ của một dòng họ Nguyễn ở Xuân Lũng, gọi là họ Ba Ngành vì ông tổ họ này sinh được 3 người con trai, sau thành 3 chi, quen gọi là Ba ngành, nhiều người còn gọi là họ Trặng vì mộ tổ của họ này đặt tại khu rừng Trặng.
Theo sách: "Đinh triều Nguyễn Công Hành khiển, sắc tặng Quang Lộc đại vương Ngọc phả" và truyền thuyết dân gian, thì lúc đầu Nguyễn Bặc rút quân về vùng "Tả Sơn Động" (tức làng Khê Đầu thượng, Khê Đầu hạ xã Ninh Xuân Huyện Hoa Lư ngày nay). Đinh Điền, Nguyễn Bặc đánh nhau với Lê Hoàn ở sông Đáy, sông Vân và từ vùng hữu ngạn sông Vân đến vùng "Tả Sơn Động".
Từ đường dòng họ Nguyễn Khắc nằm ở phía Tây Bắc thôn Lạc Nhuế, xã Thụy Hòa, huyện Yên Phong. Đây là nơi thờ các vị liệt tổ, liệt tông của dòng họ Nguyễn Khắc có nhiều công lao với dân, với nước dưới thời Lê - Trịnh.
Là điểm đến được biết đến khá muộn màng ở Hội An, Quảng Nam (mở cửa đón khách tham quan vào giữa năm 2013), nhưng nhà thờ cổ tộc Nguyễn Tường thực sự thu hút du khách bởi bề dày lịch sử và kiến trúc đặc sắc của công trình.
Tôi đến thăm Đền thờ và nhà truyền thống dòng họ Nguyễn Quảng Nam - Đà Nẵng vào một buổi chiều thu. Dưới cái nắng nhẹ phả hơi ấm thơm tho của vùng quê thanh bình, Đền thờ với dáng vẻ uy nghi tôn kính đã cho những ai một lần đến đây lòng tự hào rất lớn về những bậc tiền nhân.
Dẫn nhập
Thuật ngữ khoan dung có nguồn gốc từ tiếng latinh tolerantia với nghĩa là sự chấp nhận, sự dung nạp và tha thứ. ở nhiều nước phương Tây thuật ngữ này được sử dụng với nghĩa chung là sự chịu đựng, tha thứ. Còn ở phương Đông, thuật ngữ khoan dung được đề cập từ rất sớm, có thể lần đầu tiên nó được xuất hiện trong Kinh Thư, theo đó “khoan” là khoan thứ, khoan hồng, rộng lượng; “dung” là bao dung. Thuật ngữ khoan dung được sử dụng phổ biến hiện nay ở Việt Nam với nghĩa bao dung, khoan hồng, lượng thứ, vị tha.
(Congannghean.vn)-Những ngày đầu Xuân Giáp Ngọ 2014 này, con cháu dòng họ Nguyễn Đại tôn cũng như cán bộ và nhân dân xã Quỳnh Thạch, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) phấn khởi, háo hức, vinh dự, tự hào chuẩn bị để ngày mồng 10 Tết làm lễ trọng thể đón rước “Bằng di tích lịch sử cấp tỉnh” đối với nhà thờ họ Nguyễn Đại tôn.
Nguyễn Du (1765 - 1820), tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông được sinh ra và lớn lên trong một gia đình dòng dõi, cha là Nguyễn Nghiễm, từng giữ chức Tham tụng dưới triều Lê - Trịnh.
Dòng họ Nguyễn Gia ở thôn Liễu Ngạn (Thuận Thành - Bắc Ninh) có cội nguồn từ trang Gia Miêu - Tống Sơn (nay là huyện Hà Trung - Thanh Hóa).
Từ đường Nguyễn Trung là công trình tín ngưỡng thờ phụng tổ tiên của chi phái 3 thuộc dòng họ Nguyễn thôn Vọng Nguyệt, một dòng họ khoa bảng nổi tiếng của xã Tam Giang, huyện Yên Phong và tỉnh Bắc Ninh; đây cũng là nơi vinh danh tổ nghề gỗ mỹ nghệ truyền thống của dòng họ, chuyên “chế tác và phục chế đồ thờ”.